Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2019, hơn 200 cây ngũ-thất-cửu-thập quả của ông Lê Đức Giáp (63 tuổi, ở Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu chín rộ.Các loại quả như: bưởi hoàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh, phật thủ, quýt, cam đường, cam Vinh, quất, chanh, chanh đào được ông Giáp cho chung vào một thân cây bưởi diễn hoặc bưởi đỏ ruột.Muốn quả ghép phát triển bình thường, ông phải khéo léo và cẩn thận ghép cuống quả vào cành hay nhánh của cây thật chính xác, tương xứng nhau, khi buộc phải thắt chặt túi nilon ở vết ghép để quả có chất dinh dưỡng.Theo ông Giáp, thời điểm ghép quả và chọn cành ghép để tạo cây là quan trọng nhất. Những cành xấu, yếu… nếu ghép sẽ hỏng. Cây được chọn để ghép thường là cam Canh hoặc bưởi Diễn khỏe mạnh, nhiều cành để tránh bị mất nước trong quá trình ghép.Giá của mỗi cây ngũ-thất-cửu-thập quả trong vườn nhà ông Giáp dao động từ 1,5-10 triệu đồng tùy vào mỗi gốc và số quả trên cây, trừ chi phí mỗi vụ ông thu về 500-600 triệu đồng."Vào thời điểm này, hơn một nửa số cây trong vườn đã có người đặt. Có người bay tận miền Nam ra mua. Cây được chọn sẽ đánh số và tên người mua vào bệ tránh nhầm lẫn", ông Giáp nói.Ngoài việc chăm bón bằng hạt đậu tương xay bỏ gốc, những cây này phải thường xuyên được tưới đủ nước.Do mỗi loại quả được chọn để ghép có đặc tính khác nhau nên để chúng cùng chín vào một thời điểm Tết Nguyên đán thì phải ghép làm nhiều lần. Khoảng tháng 6 âm lịch hằng năm, ông Giáp bắt đầu lai ghép quả bưởi lên cây.Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Giáp còn tận tình truyền kỹ thuật ghép cây cho những người có nhu cầu học nghề. Ông từng được thành phố Hà Nội vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012.Loại cây 11 loại quả này có dụng ý vừa làm vật trang trí, giúp hài hòa không gian trong nhà vừa mang ý nghĩa phát tài, phát lộc ‘thập toàn thập mỹ’ trong năm mới.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán 2019, hơn 200 cây ngũ-thất-cửu-thập quả của ông Lê Đức Giáp (63 tuổi, ở Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) bắt đầu chín rộ.
Các loại quả như: bưởi hoàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh, phật thủ, quýt, cam đường, cam Vinh, quất, chanh, chanh đào được ông Giáp cho chung vào một thân cây bưởi diễn hoặc bưởi đỏ ruột.
Muốn quả ghép phát triển bình thường, ông phải khéo léo và cẩn thận ghép cuống quả vào cành hay nhánh của cây thật chính xác, tương xứng nhau, khi buộc phải thắt chặt túi nilon ở vết ghép để quả có chất dinh dưỡng.
Theo ông Giáp, thời điểm ghép quả và chọn cành ghép để tạo cây là quan trọng nhất. Những cành xấu, yếu… nếu ghép sẽ hỏng. Cây được chọn để ghép thường là cam Canh hoặc bưởi Diễn khỏe mạnh, nhiều cành để tránh bị mất nước trong quá trình ghép.
Giá của mỗi cây ngũ-thất-cửu-thập quả trong vườn nhà ông Giáp dao động từ 1,5-10 triệu đồng tùy vào mỗi gốc và số quả trên cây, trừ chi phí mỗi vụ ông thu về 500-600 triệu đồng.
"Vào thời điểm này, hơn một nửa số cây trong vườn đã có người đặt. Có người bay tận miền Nam ra mua. Cây được chọn sẽ đánh số và tên người mua vào bệ tránh nhầm lẫn", ông Giáp nói.
Ngoài việc chăm bón bằng hạt đậu tương xay bỏ gốc, những cây này phải thường xuyên được tưới đủ nước.
Do mỗi loại quả được chọn để ghép có đặc tính khác nhau nên để chúng cùng chín vào một thời điểm Tết Nguyên đán thì phải ghép làm nhiều lần. Khoảng tháng 6 âm lịch hằng năm, ông Giáp bắt đầu lai ghép quả bưởi lên cây.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Giáp còn tận tình truyền kỹ thuật ghép cây cho những người có nhu cầu học nghề. Ông từng được thành phố Hà Nội vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2012.
Loại cây 11 loại quả này có dụng ý vừa làm vật trang trí, giúp hài hòa không gian trong nhà vừa mang ý nghĩa phát tài, phát lộc ‘thập toàn thập mỹ’ trong năm mới.