Cây quách (còn gọi là cây cám) mọc tự nhiên, bắt đầu cho trái vào khoảng tháng 10 âm lịch năm trước kéo dài đến 6-7 tháng năm sau.Khi chín, trái quách tự rụng, với lớp vỏ xấu và dày, cứng đảm bảo cho ruột quách vẫn nguyên vẹn.Trái quách càng chín mùi càng thơm, ăn càng ngon, còn trái vừa chín tới, thì vị chua thanh ngòn ngọt.Bên trong lớp vỏ cứng, xù xì, xâu xấu là ruột trái quách đặc sệt, có màu đen hoặc tím trông… không mấy hấp dẫn. Nhiều người lần đầu tiên bổ đôi trái quách đã ngã ngửa người bởi những gì thấy ở bên trong, thế nhưng nó lại có mùi vị hấp dẫn lạ kỳ. Ruột trái quách là vô số những hạt nhỏ ngọt lịm, thơm lừng. Từ lạ lẫm, người ăn quách bị “nghiền” lúc nào không hay!Thông thường, trái quách được chế biến thành món sinh tố, dầm với nước đá, thêm chút sữa cho vị ngọt vừa, béo. Ngoài ra, trái quách còn được dùng ngâm rượu. Theo dân gian, rượu quách có công dụng chữa táo bón, tăng cường gân cốt, bổ thận…Dọc theo tuyến lộ xã Châu Phong,TX.Tân Châu, tỉnh An Giang, trái quách được bày bán khá nhiều. Những lúc hút hàng, các chủ quầy hàng phải sang Campuchia “săn” trái quách mang về mới đủ số lượng cung ứng cho khách.Với 2 cây quách lâu năm sau nhà, mỗi mùa, bà Tư Cám, ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang) thu nhập hơn 4 triệu đồng. Mỗi ngày, 2 cây quách rụng khoảng 15 trái, bà đem bán lẻ với giá 10.000 đồng/trái, còn bán cặp thì giá từ 15.000 – 20.000 đồng/cặp.
Cây quách (còn gọi là cây cám) mọc tự nhiên, bắt đầu cho trái vào khoảng tháng 10 âm lịch năm trước kéo dài đến 6-7 tháng năm sau.
Khi chín, trái quách tự rụng, với lớp vỏ xấu và dày, cứng đảm bảo cho ruột quách vẫn nguyên vẹn.
Trái quách càng chín mùi càng thơm, ăn càng ngon, còn trái vừa chín tới, thì vị chua thanh ngòn ngọt.
Bên trong lớp vỏ cứng, xù xì, xâu xấu là ruột trái quách đặc sệt, có màu đen hoặc tím trông… không mấy hấp dẫn. Nhiều người lần đầu tiên bổ đôi trái quách đã ngã ngửa người bởi những gì thấy ở bên trong, thế nhưng nó lại có mùi vị hấp dẫn lạ kỳ. Ruột trái quách là vô số những hạt nhỏ ngọt lịm, thơm lừng. Từ lạ lẫm, người ăn quách bị “nghiền” lúc nào không hay!
Thông thường, trái quách được chế biến thành món sinh tố, dầm với nước đá, thêm chút sữa cho vị ngọt vừa, béo. Ngoài ra, trái quách còn được dùng ngâm rượu. Theo dân gian, rượu quách có công dụng chữa táo bón, tăng cường gân cốt, bổ thận…
Dọc theo tuyến lộ xã Châu Phong,TX.Tân Châu, tỉnh An Giang, trái quách được bày bán khá nhiều. Những lúc hút hàng, các chủ quầy hàng phải sang Campuchia “săn” trái quách mang về mới đủ số lượng cung ứng cho khách.
Với 2 cây quách lâu năm sau nhà, mỗi mùa, bà Tư Cám, ở xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú (An Giang) thu nhập hơn 4 triệu đồng. Mỗi ngày, 2 cây quách rụng khoảng 15 trái, bà đem bán lẻ với giá 10.000 đồng/trái, còn bán cặp thì giá từ 15.000 – 20.000 đồng/cặp.