Văn Thánh Huế (Văn Miếu) tọa lạc bên bờ sông Hương thuộc địa phận phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế), cách chùa Thiên Mụ Huế khoảng một km.Văn Thánh Huế còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Văn Miếu Huế, Văn Thánh Miếu Huế, Văn Miếu Huế, Thánh Miếu, Tiên Sư Miếu... Đây là công trình được xây dựng để thờ Khổng Tử, có ý nghĩa to lớn đối với các danh sĩ năm xưa. Công trình tọa lạc trên một quả đồi thấp, quay mặt về hướng Nam và nhìn ra dòng Hương Giang thơ mộng. Đây là di tích lịch sử có khung cảnh hữu tình, vừa cổ kính vừa tráng lệ nên được du khách ghé thăm. Theo thuyết minh Văn Thánh Huế, trong thời kỳ các vị vua thời Nguyễn mở mang, xây dựng bờ cõi, khai phá phương Nam thì Văn Miếu đầu tiên đã được xây dựng ở làng Triều Sơn. Tới năm 1770 (triều Nguyễn Phúc Khoát) thì Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ và được biết tới là Văn Miếu của Đàng Trong.Về sau, khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng cơ đồ, Văn Thánh Huế chính thức được cho xây dựng trên đường Văn Thánh cho đến hiện tại. Văn Miếu cũ ở xã Long Hồ vẫn được giữ lại để thờ Khải Thánh Từ - nơi thờ cha mẹ Khổng Tử.Ngoài việc được xây dựng làm nơi thờ Khổng Tử thì Văn Thánh Miếu Huế còn là nơi thờ Mạnh Tử, Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Thập Nhị Triết và các bậc thánh hiền có công trong việc xây dựng, phát triển đạo Nho.Từ khi thành lập tới nay, Văn Thánh Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ... vào các năm 1818, 1822, 1895 và 1903.Vào năm 1947, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã tàn phá nơi này, khiến nhiều công trình bị hư hại nặng nề.Sau đó, Văn Miếu Huế có một khoảng thời gian dài bị “lãng quên”. Một vài năm trở lại đây, có nhiều du khách đã ghé thăm nơi đây và góp phần đưa Thánh Miếu trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Huế.Mô tả video
Văn Thánh Huế (Văn Miếu) tọa lạc bên bờ sông Hương thuộc địa phận phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế), cách chùa Thiên Mụ Huế khoảng một km.
Văn Thánh Huế còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Văn Miếu Huế, Văn Thánh Miếu Huế, Văn Miếu Huế, Thánh Miếu, Tiên Sư Miếu... Đây là công trình được xây dựng để thờ Khổng Tử, có ý nghĩa to lớn đối với các danh sĩ năm xưa.
Công trình tọa lạc trên một quả đồi thấp, quay mặt về hướng Nam và nhìn ra dòng Hương Giang thơ mộng. Đây là di tích lịch sử có khung cảnh hữu tình, vừa cổ kính vừa tráng lệ nên được du khách ghé thăm.
Theo thuyết minh Văn Thánh Huế, trong thời kỳ các vị vua thời Nguyễn mở mang, xây dựng bờ cõi, khai phá phương Nam thì Văn Miếu đầu tiên đã được xây dựng ở làng Triều Sơn.
Tới năm 1770 (triều Nguyễn Phúc Khoát) thì Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ và được biết tới là Văn Miếu của Đàng Trong.
Về sau, khi triều đại nhà Nguyễn xây dựng cơ đồ, Văn Thánh Huế chính thức được cho xây dựng trên đường Văn Thánh cho đến hiện tại. Văn Miếu cũ ở xã Long Hồ vẫn được giữ lại để thờ Khải Thánh Từ - nơi thờ cha mẹ Khổng Tử.
Ngoài việc được xây dựng làm nơi thờ Khổng Tử thì Văn Thánh Miếu Huế còn là nơi thờ Mạnh Tử, Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Thập Nhị Triết và các bậc thánh hiền có công trong việc xây dựng, phát triển đạo Nho.
Từ khi thành lập tới nay, Văn Thánh Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ... vào các năm 1818, 1822, 1895 và 1903.
Vào năm 1947, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng đã tàn phá nơi này, khiến nhiều công trình bị hư hại nặng nề.
Sau đó, Văn Miếu Huế có một khoảng thời gian dài bị “lãng quên”. Một vài năm trở lại đây, có nhiều du khách đã ghé thăm nơi đây và góp phần đưa Thánh Miếu trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trên bản đồ du lịch Huế.