Nằm bên ở xã Hương Long, TP Huế, Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa.Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 thì dời đến xã Long Hồ. Năm 1808, vua Gia Long cho xây Văn miếu mới ở vị trí hiện tại. Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ.Trong một thế kỷ sau khi được xây dựng, văn Miếu Huế đã đã trải qua nhiều đợt tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ (vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903).Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình như: Chính điện, Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự…Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này. Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát.Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh Tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ… Nhiều tòa nhà trong khuôn viên chỉ còn lại nền móng.Vừa qua, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1.Việc đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 65,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, dự kiến triển khai trong 3 năm.Dự án này sẽ phục hồi thích nghi toàn bộ công trình Văn Miếu chính điện rộng 830 m2; phục hồi hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp, cân chỉnh hệ thống chân táng đá Thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch Bát Tràng men...Đồng thời, tu bổ, phục hồi sân miếu, Đại Thành môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn, Văn Miếu môn cùng hạ tầng kỹ thuật liên quan.Sau cuộc đại trùng tu này, Văn miếu Huế sẽ thoát khỏi tình cảnh hoang tàn để trở về với diện mạo thuở hoàng kim, trở thành điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách ở Cố đô Huế.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
Nằm bên ở xã Hương Long, TP Huế, Văn miếu Huế (còn gọi là Văn Thánh Huế) là di tích gắn với nền khoa cử của nhà Nguyễn, đồng thời cũng là một công trình kiến trúc đặc sắc của kinh thành Huế xưa.
Theo sử sách, khi các chúa Nguyễn khai phá phương Nam, Văn Miếu đầu tiên ở Huế được lập tại làng Triều Sơn, đến năm 1770 thì dời đến xã Long Hồ. Năm 1808, vua Gia Long cho xây Văn miếu mới ở vị trí hiện tại. Văn miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ.
Trong một thế kỷ sau khi được xây dựng, văn Miếu Huế đã đã trải qua nhiều đợt tu sửa, làm mới một số đồ thờ và xây dựng thêm một số công trình phụ (vào các năm 1818, 1820, 1822, 1830, 1840, 1895, 1903).
Khi còn nguyên vẹn, Văn miếu Huế là một quần thể kiến trúc bề thế với gần 20 công trình như: Chính điện, Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự…
Đến năm 1947, khi tái chiếm Huế và đồn trú tại Văn miếu, quân đội Pháp đã tàn phá nặng nề di tích này. Nhiều thập niên sau đó, Văn miếu Huế rơi vào cảnh hoang phế và đổ nát.
Ngày nay, Văn miếu Huế chỉ còn một số công trình như Linh Tinh môn, Văn Miếu môn, Đại Thành môn, Đông vu, Tây vu, hai nhà bia trước sân miếu, hệ thống bia tiến sĩ… Nhiều tòa nhà trong khuôn viên chỉ còn lại nền móng.
Vừa qua, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi Di tích Văn Miếu” giai đoạn 1.
Việc đầu tư nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 65,9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, dự kiến triển khai trong 3 năm.
Dự án này sẽ phục hồi thích nghi toàn bộ công trình Văn Miếu chính điện rộng 830 m2; phục hồi hệ tường móng xây gạch và các bậc cấp, cân chỉnh hệ thống chân táng đá Thanh hiện trạng, mặt nền hoàn thiện lát gạch Bát Tràng men...
Đồng thời, tu bổ, phục hồi sân miếu, Đại Thành môn, Kim Thanh môn, Ngọc Chấn môn, Văn Miếu môn cùng hạ tầng kỹ thuật liên quan.
Sau cuộc đại trùng tu này, Văn miếu Huế sẽ thoát khỏi tình cảnh hoang tàn để trở về với diện mạo thuở hoàng kim, trở thành điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.