Gần 2 tháng thực hiện giãn cách, hàng loạt cơ sở kinh doanh mặt hàng không thiết yếu tại Hà Nội phải đóng cửa. Trong tình cảnh ấy, nhiều người nhanh nhạy, mau chóng chuyển hướng sang bán rau củ, thịt cá...Tiệm giặt là của gia đình bà Quỳnh Mai trên phố Yên Hòa (Cầu Giấy), trước dịch chưa từng buôn bán hàng nông sản. Từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, bà quyết định đóng cửa lấy hoa quả về bán cho đến bây giờ, tính ra gần 2 tháng. "Mới đầu tôi cũng không nghĩ là có duyên bán hàng, chuyển sang kinh doanh mặt hàng này do muốn trang trải tiền thuê nhà, tiền chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình vốn rất đắt đỏ. Nay bán hơn tháng trời thì cũng thành quen", bà Mai nói.Cũng giống gia đình bà Mai, tiệm làm tóc của chị Mai Thị Lương nghỉ vì dịch. Quê gốc Hà Giang, trước kia thỉnh thoảng chị hay lấy rau, măng... từ quê nhà để bán cho người quen quanh khu phố. Đến nay, mặt hàng này trở thành nguồn cung thực phẩm cho cửa hàng nhỏ của chị.Rau ngót trồng đồi, măng rừng tự muối, cam, bưởi, sắn... là những thực phẩm chị Lương đang kinh doanh. "Bán hàng rồi thì cũng thấy vui tay, ít ra mình có việc để làm trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Thỉnh thoảng chồng tôi lại trêu thế hết dịch thì làm tiệm tóc hay bán rau", chị cười nói.Tại một cửa hàng bán phụ kiện điện thoại trên phố Hàng Giấy (quận Hoàn Kiếm), la liệt những sọt nhựa được bày ra. Một bên để hoa quả, một bên là rau củ.Ngày 24/7, khi Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, cũng là buổi đầu tiên cửa hàng của chị Lê Lan Thanh chuyển đổi hình thức kinh doanh sang bán rau củ. "Người thân của tôi có công ty cung cấp thực phẩm ở Mê Linh, lại cũng sẵn tính thích buôn bán nên tôi không nghĩ ngợi nhiều, quyết định chuyển đổi luôn", chị Thanh nói.Chị Thanh cho biết trước kia cửa hàng có gần chục nhân viên làm việc. Dịch bệnh bùng phát, chỉ có hơn một nửa trong số họ kịp về quê. Số khác ở lại rồi giờ trở thành người bán rau củ cho bà chủ.Bà Nguyễn Thị Lan bán thịt lợn tại một khu chợ thuộc phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm). Khi dịch bệnh bùng phát, bà cũng nghỉ chợ. Được một người quen giới thiệu, bà thuê lại mặt bằng là một cửa hàng điện thoại với giá 10 triệu đồng rồi tiếp tục bán thịt lợn ở đó. "Đôi lúc nó cũng là cái may mắn và một chút nhanh nhạy của người bán", bà Lan nói.Quán cơm bình dân của bà Diễm đến nay cũng được "hô biến" thành quầy hoa quả đủ loại như táo, thanh long, dưa hấu...Dọc các tuyến phố tại Hà Nội hiện nay không khó để nhận thấy những cửa hàng chuyển đổi kinh doanh như thế này mọc lên tương đối. Với nhiều người, nếu không có thu để bù chi với các khoản tiền thuê mặt bằng, chi phí lương nhân viên và nhiều thứ khác thì đây là mô hình kinh doanh giúp họ bớt đi phần nào khó khăn những ngày giãn cách.
Gần 2 tháng thực hiện giãn cách, hàng loạt cơ sở kinh doanh mặt hàng không thiết yếu tại Hà Nội phải đóng cửa. Trong tình cảnh ấy, nhiều người nhanh nhạy, mau chóng chuyển hướng sang bán rau củ, thịt cá...
Tiệm giặt là của gia đình bà Quỳnh Mai trên phố Yên Hòa (Cầu Giấy), trước dịch chưa từng buôn bán hàng nông sản. Từ khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội, bà quyết định đóng cửa lấy hoa quả về bán cho đến bây giờ, tính ra gần 2 tháng. "Mới đầu tôi cũng không nghĩ là có duyên bán hàng, chuyển sang kinh doanh mặt hàng này do muốn trang trải tiền thuê nhà, tiền chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình vốn rất đắt đỏ. Nay bán hơn tháng trời thì cũng thành quen", bà Mai nói.
Cũng giống gia đình bà Mai, tiệm làm tóc của chị Mai Thị Lương nghỉ vì dịch. Quê gốc Hà Giang, trước kia thỉnh thoảng chị hay lấy rau, măng... từ quê nhà để bán cho người quen quanh khu phố. Đến nay, mặt hàng này trở thành nguồn cung thực phẩm cho cửa hàng nhỏ của chị.
Rau ngót trồng đồi, măng rừng tự muối, cam, bưởi, sắn... là những thực phẩm chị Lương đang kinh doanh. "Bán hàng rồi thì cũng thấy vui tay, ít ra mình có việc để làm trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Thỉnh thoảng chồng tôi lại trêu thế hết dịch thì làm tiệm tóc hay bán rau", chị cười nói.
Tại một cửa hàng bán phụ kiện điện thoại trên phố Hàng Giấy (quận Hoàn Kiếm), la liệt những sọt nhựa được bày ra. Một bên để hoa quả, một bên là rau củ.
Ngày 24/7, khi Hà Nội áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, cũng là buổi đầu tiên cửa hàng của chị Lê Lan Thanh chuyển đổi hình thức kinh doanh sang bán rau củ. "Người thân của tôi có công ty cung cấp thực phẩm ở Mê Linh, lại cũng sẵn tính thích buôn bán nên tôi không nghĩ ngợi nhiều, quyết định chuyển đổi luôn", chị Thanh nói.
Chị Thanh cho biết trước kia cửa hàng có gần chục nhân viên làm việc. Dịch bệnh bùng phát, chỉ có hơn một nửa trong số họ kịp về quê. Số khác ở lại rồi giờ trở thành người bán rau củ cho bà chủ.
Bà Nguyễn Thị Lan bán thịt lợn tại một khu chợ thuộc phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm). Khi dịch bệnh bùng phát, bà cũng nghỉ chợ. Được một người quen giới thiệu, bà thuê lại mặt bằng là một cửa hàng điện thoại với giá 10 triệu đồng rồi tiếp tục bán thịt lợn ở đó. "Đôi lúc nó cũng là cái may mắn và một chút nhanh nhạy của người bán", bà Lan nói.
Quán cơm bình dân của bà Diễm đến nay cũng được "hô biến" thành quầy hoa quả đủ loại như táo, thanh long, dưa hấu...
Dọc các tuyến phố tại Hà Nội hiện nay không khó để nhận thấy những cửa hàng chuyển đổi kinh doanh như thế này mọc lên tương đối. Với nhiều người, nếu không có thu để bù chi với các khoản tiền thuê mặt bằng, chi phí lương nhân viên và nhiều thứ khác thì đây là mô hình kinh doanh giúp họ bớt đi phần nào khó khăn những ngày giãn cách.