Huyện Hương Sơn được xem là thủ phủ cây trám đen của Hà Tĩnh. Tại đây có hàng trăm hộ đã trồng và sở hữu cả ngàn cây trám đen, trong đó tập trung nhiều tại các xã Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng, Kim Hoa...Trám đen có tên khoa học Canarium nigrum Engl, thuộc thân gỗ, cây thường cao từ 10-30m. Quả trám mọc ở trên các cành nhỏ, lúc chín có màu đen.Trước đây, quả trám đen chỉ được người dân sử dụng để muối làm thức ăn dự trữ vào mùa mưa rét, bão lụt. Thế nhưng ngày nay, loại quả này trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn mà người thành thị muốn tìm mua để thưởng thức. Trám đen có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn như: Trám om, muối, xôi trám đen, trám nhồi thịt, canh trám nấu gà.... Cũng vì vậy, đến mùa trám, nhiều hộ gia đình nơi đây đã có thêm nguồn thu đáng kể từ loài cây này.Ông Nguyễn Mạnh Hùng (70 tuổi, trú tại xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn) cho biết, gia đình sở hữu khoảng 30 cây trám đen có tuổi đời từ 10-30 năm. Trong đó có hơn 20 cây đã cho thu hoạch trái."Mỗi năm tôi thu được khoảng 20-30 triệu đồng từ việc bán quả trám. Đến mùa là thương lái thu mua tại cây. Cây trám đen chỉ cần chăm sóc thời gian đầu, sau đó thì không cần nữa. Cây trám được chúng tôi trồng nhiều vì vừa có bóng mát, lại cho thu nhập từ việc bán quả", ông Hùng cho biết.Thương lái sau khi mua phải thuê những người thợ giỏi leo lên cây để thu hoạch. Dụng cụ để hái trám chỉ cần một chiếc liềm buộc chặt vào đầu cây sào làm bằng thân tre. Người thợ cầm dụng cụ leo lên cây, rồi đẩy để lưỡi liềm cắt vào cành trám cho quả rụng xuống đất. Ở phía dưới có 2-3 người dùng rổ, rá nhặt những quả trám cho vào bao tải.Thương lái đến tận vườn thu mua quả trám đen với giá từ 70.000-120.000 đồng/kg, tùy loại. Quả trám đen sẽ được thương lái mua về, chế biến thành các món ăn rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1979, trú tại xã Sơn Ninh) chuyên đi thu mua quả trám để về bán. Mỗi mùa trám, chị thu mua vài tấn quả. "Giờ cứ đến mùa là thương lái lại đến vườn tranh nhau mua. Thậm chí nhiều người đến đặt cọc mua khi quả trám còn nhỏ. Người ta nói là ăn quả trám khiến ta nhớ về hương vị của quê hương, nhớ về những ngày nghèo khó", chị Lan Anh chia sẻ.Trám om là món ăn được nhiều người ưa thích nhất. Thả những quả trám vào nước nóng khoảng 70 độ C, ngâm trong vòng 30 phút, sau đó dùng tay bóp, cảm giác mềm là quả trám đã chín và có thể lấy ra ăn.Ông Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh cho biết, trên địa bàn xã hiện có 180 hộ dân trồng hơn 550 cây trám đen đã cho thu nhập. Mỗi năm, sản lượng đạt từ 13-15 tấn, với giá thu mua dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg."Từ nhiều năm nay, quả trám đen đã được nhiều người biết đến và ưa thích. Năm 2021, quả trám đen muối của xã đã đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao nên sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn. Thu nhập từ cây trám của người dân thấp nhất là 3-5 triệu đồng, có hộ cao nhất khoảng 70 triệu đồng", ông Nguyễn Xuân Huy cho biết.
Huyện Hương Sơn được xem là thủ phủ cây trám đen của Hà Tĩnh. Tại đây có hàng trăm hộ đã trồng và sở hữu cả ngàn cây trám đen, trong đó tập trung nhiều tại các xã Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Bằng, Kim Hoa...
Trám đen có tên khoa học Canarium nigrum Engl, thuộc thân gỗ, cây thường cao từ 10-30m. Quả trám mọc ở trên các cành nhỏ, lúc chín có màu đen.
Trước đây, quả trám đen chỉ được người dân sử dụng để muối làm thức ăn dự trữ vào mùa mưa rét, bão lụt. Thế nhưng ngày nay, loại quả này trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn mà người thành thị muốn tìm mua để thưởng thức. Trám đen có thể chế biến thành nhiều món ăn lạ miệng, hấp dẫn như: Trám om, muối, xôi trám đen, trám nhồi thịt, canh trám nấu gà.... Cũng vì vậy, đến mùa trám, nhiều hộ gia đình nơi đây đã có thêm nguồn thu đáng kể từ loài cây này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (70 tuổi, trú tại xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn) cho biết, gia đình sở hữu khoảng 30 cây trám đen có tuổi đời từ 10-30 năm. Trong đó có hơn 20 cây đã cho thu hoạch trái.
"Mỗi năm tôi thu được khoảng 20-30 triệu đồng từ việc bán quả trám. Đến mùa là thương lái thu mua tại cây. Cây trám đen chỉ cần chăm sóc thời gian đầu, sau đó thì không cần nữa. Cây trám được chúng tôi trồng nhiều vì vừa có bóng mát, lại cho thu nhập từ việc bán quả", ông Hùng cho biết.
Thương lái sau khi mua phải thuê những người thợ giỏi leo lên cây để thu hoạch. Dụng cụ để hái trám chỉ cần một chiếc liềm buộc chặt vào đầu cây sào làm bằng thân tre. Người thợ cầm dụng cụ leo lên cây, rồi đẩy để lưỡi liềm cắt vào cành trám cho quả rụng xuống đất. Ở phía dưới có 2-3 người dùng rổ, rá nhặt những quả trám cho vào bao tải.
Thương lái đến tận vườn thu mua quả trám đen với giá từ 70.000-120.000 đồng/kg, tùy loại. Quả trám đen sẽ được thương lái mua về, chế biến thành các món ăn rồi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Lan Anh (SN 1979, trú tại xã Sơn Ninh) chuyên đi thu mua quả trám để về bán. Mỗi mùa trám, chị thu mua vài tấn quả. "Giờ cứ đến mùa là thương lái lại đến vườn tranh nhau mua. Thậm chí nhiều người đến đặt cọc mua khi quả trám còn nhỏ. Người ta nói là ăn quả trám khiến ta nhớ về hương vị của quê hương, nhớ về những ngày nghèo khó", chị Lan Anh chia sẻ.
Trám om là món ăn được nhiều người ưa thích nhất. Thả những quả trám vào nước nóng khoảng 70 độ C, ngâm trong vòng 30 phút, sau đó dùng tay bóp, cảm giác mềm là quả trám đã chín và có thể lấy ra ăn.
Ông Nguyễn Xuân Huy, Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh cho biết, trên địa bàn xã hiện có 180 hộ dân trồng hơn 550 cây trám đen đã cho thu nhập. Mỗi năm, sản lượng đạt từ 13-15 tấn, với giá thu mua dao động từ 100.000-120.000 đồng/kg.
"Từ nhiều năm nay, quả trám đen đã được nhiều người biết đến và ưa thích. Năm 2021, quả trám đen muối của xã đã đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao nên sản phẩm tiêu thụ dễ dàng hơn. Thu nhập từ cây trám của người dân thấp nhất là 3-5 triệu đồng, có hộ cao nhất khoảng 70 triệu đồng", ông Nguyễn Xuân Huy cho biết.