Săn mật ong là một nghề truyền thống ở Nepal. Công việc này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân dãy Himalaya.Tuy nhiên, những người làm công việc này phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm rình rập.Aita Prasad Gurung phải treo mình trên một vách đá ở Nepal, cẩn thận điều khiển một cây sào dài có lưỡi dao ở ngọn để cắt những khối tổ ong khổng lồ.Người thợ 40 tuổi đội chiếc mũ trắng với tấm lưới quấn quanh mặt để bảo vệ khỏi bị đốt khi trèo lên một cách vách núi cao chừng 50 m bằng một chiếc thang bện thủ công từ sợi tre.Tai nạn rất dễ xảy ra nên người thợ vừa khai thác mật ong, vừa phải giữ an toàn.Trên đỉnh vách đá, chiếc thang được buộc vào thân cây khoẻ nhất và từ từ thả xuống càng gần tổ ong càng tốt.Khi người thợ săn trên thang cắt được mảng sáp chứa mật và đưa vào trong giỏ, những người còn lại sẽ chiết xuất mật ong và bảo quản trong lọ.Chiết xuất tổ ong còn được gọi là “mật ong điên” do chứa một số chất có thể gây ảo giác, được bán với giá 2.000 rupee Nepal (1,5 USD) một lít.Tuy nhiên, nghề săn mật ong truyền thống lâu đời này ngày đang bị đe dọa khi một số chuyên gia cho rằng, nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu làm gián đoạn sự phát triển của ong, nguồn thức ăn sẵn có và thậm chí cả quá trình thụ phấn của thực vật.Theo người thợ, năm ngoái có khoảng 35 tổ ong, nhưng hiện nay chỉ còn 15 tổ.Số tiền thu được được chia cho các nhóm cũng thu hẹp dần khi số lượng tổ ong giảm sút.Anh Gurung cho biết: “10 năm trước, chúng tôi thu hoạch khoảng 600 kg mật ong một năm, con số này giảm xuống còn khoảng 180 kg vào năm ngoái và chỉ còn khoảng 100 kg trong năm nay”. Nguồn ảnh: Reuters
Săn mật ong là một nghề truyền thống ở Nepal. Công việc này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân dãy Himalaya.
Tuy nhiên, những người làm công việc này phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm rình rập.
Aita Prasad Gurung phải treo mình trên một vách đá ở Nepal, cẩn thận điều khiển một cây sào dài có lưỡi dao ở ngọn để cắt những khối tổ ong khổng lồ.
Người thợ 40 tuổi đội chiếc mũ trắng với tấm lưới quấn quanh mặt để bảo vệ khỏi bị đốt khi trèo lên một cách vách núi cao chừng 50 m bằng một chiếc thang bện thủ công từ sợi tre.
Tai nạn rất dễ xảy ra nên người thợ vừa khai thác mật ong, vừa phải giữ an toàn.
Trên đỉnh vách đá, chiếc thang được buộc vào thân cây khoẻ nhất và từ từ thả xuống càng gần tổ ong càng tốt.
Khi người thợ săn trên thang cắt được mảng sáp chứa mật và đưa vào trong giỏ, những người còn lại sẽ chiết xuất mật ong và bảo quản trong lọ.
Chiết xuất tổ ong còn được gọi là “mật ong điên” do chứa một số chất có thể gây ảo giác, được bán với giá 2.000 rupee Nepal (1,5 USD) một lít.
Tuy nhiên, nghề săn mật ong truyền thống lâu đời này ngày đang bị đe dọa khi một số chuyên gia cho rằng, nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu làm gián đoạn sự phát triển của ong, nguồn thức ăn sẵn có và thậm chí cả quá trình thụ phấn của thực vật.
Theo người thợ, năm ngoái có khoảng 35 tổ ong, nhưng hiện nay chỉ còn 15 tổ.
Số tiền thu được được chia cho các nhóm cũng thu hẹp dần khi số lượng tổ ong giảm sút.
Anh Gurung cho biết: “10 năm trước, chúng tôi thu hoạch khoảng 600 kg mật ong một năm, con số này giảm xuống còn khoảng 180 kg vào năm ngoái và chỉ còn khoảng 100 kg trong năm nay”. Nguồn ảnh: Reuters