Gia đình ông Trần Văn Mạ (SN 1980, đồng bào dân tộc Sán Chỉ) là hộ dân có nhà ở khang trang nhất ở xã miền núi Phong Dụ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh nhờ mô hình nuôi cá tầm.Ông Mạ cho biết, cơ ngơi này là do gia đình anh tích cóp tiền bán cá tầm để xây lên.Trong 1 lần đi du lịch ở SaPa, ông Mạ nhận thấy điều kiện tự nhiên để nuôi được loài cá tầm ở đây giống với quê hương vùng núi xã Phong Dụ. Từ đây, ý tưởng đưa cá tầm về nuôi để bán bắt đầu nhen nhóm. Ông Mạ học hỏi, vay vốn để quyết tâm đầu tư mong đổi đời."Ngày trước nhà tôi chỉ sống dựa vào trồng lúa và trồng rừng keo lấy gỗ, thu nhập bấp bênh. Từ khi biết đến mô hình nuôi cá tầm ở nhiều địa phương khác đã thành công, tôi trăn trở tìm cách học hỏi, đưa mô hình này về phát triển ở địa phương, đến nay đã hái được quả ngọt", ông Mạ phấn khởi nói.Thời gian đầu, ông Mạ phải mất 1 năm để tìm được địa điểm. Khi thấy khu đồi nhà mình đủ tiêu chuẩn để nuôi cá như đầu nguồn nước suối, nước đủ lạnh, ông quyết định đầu tư hệ thống hồ, lưu thông nước với diện tích 6.000m2.Từ đây, khoảng 6.000 con cá tầm giống được ông Mạ nhập về thả trong 6 hồ nước suối. Vợ ông Mạ là bà Nịnh Thị Nông (43 tuổi) đảm nhiệm việc trông coi và cho cá ăn hàng ngày.Theo bà Nông, cá tầm sẽ được nuôi gối vụ, hiện tại mỗi ngày đàn cá tầm sẽ được cho ăn 1 lần, mỗi lần ăn hết hơn 1 bao thức ăn với chi phí hơn 1 triệu.Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Yên ông Phạm Văn Hoài cho hay, từ khi mô hình nuôi cá tầm được phát triển tại địa phương, phía chính quyền đã hỗ trợ kinh phí cho gia đình ông Mạ theo đề án vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.Ông Mạ cho hay, mỗi hồ nuôi được khoảng 2.000 con cá tầm lớn nhỏ, nuôi được 1 năm thì lứa cá đầu tiên đã được xuất bán.Trung bình, mỗi con cá tầm đạt khoảng 3kg thì đủ tiêu chuẩn để bán. Với giá 210.000/kg, vụ thu cá đầu tiên gia đình anh Mạ thu về tiền lãi 300 triệu đồng."Những tưởng sẽ lỗ vì không ai tới đây mua, thế nhưng được sự hỗ trợ thông tin từ chính quyền để nhiều thương lái biết đến và tới tận nơi để mua cá, 3 tấn cá lần đầu bán giúp nhà tôi thu hồi vốn bỏ ra", ông Mạ nói.Hiện tại đã có nhiều thương lái đặt hàng trước để mua cá tầm, tuy nhiên ông Mạ chưa bán vì đợi đến mùa Đông khi cá tầm đạt chất lượng cao nhất. Theo nhẩm tính của ông Mạ, khoảng 4 tấn cá sẽ được bán trong vụ mùa sắp tới.Trong thời gian này, ông Mạ sẽ nhập thêm 4.000 con cá tầm giống nữa để về nuôi gối vụ, cá giống được ông mua về với giá gần 30 nghìn/kg."Ông Mạ không những là người tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp nhiều hộ dân khác thoát nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm. Những hộ dân lân cận cũng đã đến nhà ông Mạ để học hỏi và vay vốn để đầu tư nuôi cá tầm, sắp tới mô hình này sẽ được nhân rộng và nhận được sự hỗ trợ của địa phương", Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Dụ ông Trần Văn Phùng cho biết.
Gia đình ông Trần Văn Mạ (SN 1980, đồng bào dân tộc Sán Chỉ) là hộ dân có nhà ở khang trang nhất ở xã miền núi Phong Dụ, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh nhờ mô hình nuôi cá tầm.
Ông Mạ cho biết, cơ ngơi này là do gia đình anh tích cóp tiền bán cá tầm để xây lên.
Trong 1 lần đi du lịch ở SaPa, ông Mạ nhận thấy điều kiện tự nhiên để nuôi được loài cá tầm ở đây giống với quê hương vùng núi xã Phong Dụ. Từ đây, ý tưởng đưa cá tầm về nuôi để bán bắt đầu nhen nhóm. Ông Mạ học hỏi, vay vốn để quyết tâm đầu tư mong đổi đời.
"Ngày trước nhà tôi chỉ sống dựa vào trồng lúa và trồng rừng keo lấy gỗ, thu nhập bấp bênh. Từ khi biết đến mô hình nuôi cá tầm ở nhiều địa phương khác đã thành công, tôi trăn trở tìm cách học hỏi, đưa mô hình này về phát triển ở địa phương, đến nay đã hái được quả ngọt", ông Mạ phấn khởi nói.
Thời gian đầu, ông Mạ phải mất 1 năm để tìm được địa điểm. Khi thấy khu đồi nhà mình đủ tiêu chuẩn để nuôi cá như đầu nguồn nước suối, nước đủ lạnh, ông quyết định đầu tư hệ thống hồ, lưu thông nước với diện tích 6.000m2.
Từ đây, khoảng 6.000 con cá tầm giống được ông Mạ nhập về thả trong 6 hồ nước suối. Vợ ông Mạ là bà Nịnh Thị Nông (43 tuổi) đảm nhiệm việc trông coi và cho cá ăn hàng ngày.
Theo bà Nông, cá tầm sẽ được nuôi gối vụ, hiện tại mỗi ngày đàn cá tầm sẽ được cho ăn 1 lần, mỗi lần ăn hết hơn 1 bao thức ăn với chi phí hơn 1 triệu.
Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Yên ông Phạm Văn Hoài cho hay, từ khi mô hình nuôi cá tầm được phát triển tại địa phương, phía chính quyền đã hỗ trợ kinh phí cho gia đình ông Mạ theo đề án vốn sự nghiệp khoa học công nghệ.
Ông Mạ cho hay, mỗi hồ nuôi được khoảng 2.000 con cá tầm lớn nhỏ, nuôi được 1 năm thì lứa cá đầu tiên đã được xuất bán.Trung bình, mỗi con cá tầm đạt khoảng 3kg thì đủ tiêu chuẩn để bán. Với giá 210.000/kg, vụ thu cá đầu tiên gia đình anh Mạ thu về tiền lãi 300 triệu đồng.
"Những tưởng sẽ lỗ vì không ai tới đây mua, thế nhưng được sự hỗ trợ thông tin từ chính quyền để nhiều thương lái biết đến và tới tận nơi để mua cá, 3 tấn cá lần đầu bán giúp nhà tôi thu hồi vốn bỏ ra", ông Mạ nói.
Hiện tại đã có nhiều thương lái đặt hàng trước để mua cá tầm, tuy nhiên ông Mạ chưa bán vì đợi đến mùa Đông khi cá tầm đạt chất lượng cao nhất. Theo nhẩm tính của ông Mạ, khoảng 4 tấn cá sẽ được bán trong vụ mùa sắp tới.
Trong thời gian này, ông Mạ sẽ nhập thêm 4.000 con cá tầm giống nữa để về nuôi gối vụ, cá giống được ông mua về với giá gần 30 nghìn/kg.
"Ông Mạ không những là người tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế địa phương mà còn giúp nhiều hộ dân khác thoát nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm. Những hộ dân lân cận cũng đã đến nhà ông Mạ để học hỏi và vay vốn để đầu tư nuôi cá tầm, sắp tới mô hình này sẽ được nhân rộng và nhận được sự hỗ trợ của địa phương", Chủ tịch Hội Nông dân xã Phong Dụ ông Trần Văn Phùng cho biết.