Theo trang Brilliantearth, kim cương là loại đá tự nhiên cứng nhất trên trái đất được hình thành tự nhiên từ nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt bên dưới lớp vỏ Trái đất. Ảnh: MIT NewsKim cương thô được đưa lên bề mặt Trái đất thông qua hoạt động núi lửa. Kim cương tự nhiên có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới với phần lớn nguồn cung đến từ Nam Phi, Nga và Canada. Ảnh: Noray DesignsKim cương gần bằng tuổi trái đất và mất hàng tỷ năm để hình thành sâu trong lòng đất. Ảnh: Noray DesignsKhông có viên kim cương nào giống nhau. Chúng mang các đặc tính độc đáo riêng như các tạp chất bên trong và màu sắc. Ảnh: NDTVKim cương hình thành khoảng 100 dặm dưới mặt đất và được đưa lên bề mặt trái đất thông qua các vụ phun trào núi lửa sâu. Ảnh: GettyKim cương được tạo thành từ một nguyên tố duy nhất, chúng gần như 100% là carbon. Dưới nhiệt độ và áp suất cực cao bên dưới bề mặt trái đất, các nguyên tử carbon liên kết theo một cách độc đáo dẫn đến cấu trúc tinh thể quý hiếm và đẹp đẽ của kim cương. Ảnh: EarthTừ kim cương bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “adamas”, có nghĩa là bất khả chiến bại hoặc không thể phá hủy. Ảnh: GettyKim cương là chất tự nhiên cứng nhất trên trái đất, xếp hạng 10 trên Thang độ cứng Mohs. Thứ duy nhất có thể làm xước bề mặt của một viên kim cương là một viên kim cương khác. Ảnh: EurekAlert!Quốc gia cung cấp nguồn kim cương chính cho thế giới thay đổi theo thời gian. Ban đầu, Ấn Độ là nguồn cung cấp kim cương chính của thế giới, bắt đầu từ những năm 1400 khi kim cương Ấn Độ bắt đầu được bán ở Venice và các trung tâm thương mại châu Âu. Ảnh: GettySau đó vào những năm 1700, nguồn cung cấp kim cương của Ấn Độ giảm sút và Brazil trở thành nguồn cung cấp kim cương chính cho thế giới. Đến cuối những năm 1800 thì một trữ lượng kim cương khổng lồ được phát hiện ở Nam Phi. Ngày nay, kim cương được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: BBCViên kim cương lớn nhất từng được phát hiện có tên là viên kim cương Cullinan, nặng 3106 carat, tương đương 1,33 pound. Ảnh: GettyViệc sử dụng nhẫn đính hôn bằng kim cương lần đầu tiên được biết đến vào năm 1477, khi Archduke Maxmillian của Áo trao cho Mary of Burgundy một chiếc nhẫn vàng có chữ M bằng kim cương. Ảnh: GettyVideo: Choáng vàng vị nhặt được nhẫn kim cương gần 1 tỷ
Theo trang Brilliantearth, kim cương là loại đá tự nhiên cứng nhất trên trái đất được hình thành tự nhiên từ nhiệt độ và áp suất khắc nghiệt bên dưới lớp vỏ Trái đất. Ảnh: MIT News
Kim cương thô được đưa lên bề mặt Trái đất thông qua hoạt động núi lửa. Kim cương tự nhiên có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới với phần lớn nguồn cung đến từ Nam Phi, Nga và Canada. Ảnh: Noray Designs
Kim cương gần bằng tuổi trái đất và mất hàng tỷ năm để hình thành sâu trong lòng đất. Ảnh: Noray Designs
Không có viên kim cương nào giống nhau. Chúng mang các đặc tính độc đáo riêng như các tạp chất bên trong và màu sắc. Ảnh: NDTV
Kim cương hình thành khoảng 100 dặm dưới mặt đất và được đưa lên bề mặt trái đất thông qua các vụ phun trào núi lửa sâu. Ảnh: Getty
Kim cương được tạo thành từ một nguyên tố duy nhất, chúng gần như 100% là carbon. Dưới nhiệt độ và áp suất cực cao bên dưới bề mặt trái đất, các nguyên tử carbon liên kết theo một cách độc đáo dẫn đến cấu trúc tinh thể quý hiếm và đẹp đẽ của kim cương. Ảnh: Earth
Từ kim cương bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “adamas”, có nghĩa là bất khả chiến bại hoặc không thể phá hủy. Ảnh: Getty
Kim cương là chất tự nhiên cứng nhất trên trái đất, xếp hạng 10 trên Thang độ cứng Mohs. Thứ duy nhất có thể làm xước bề mặt của một viên kim cương là một viên kim cương khác. Ảnh: EurekAlert!
Quốc gia cung cấp nguồn kim cương chính cho thế giới thay đổi theo thời gian. Ban đầu, Ấn Độ là nguồn cung cấp kim cương chính của thế giới, bắt đầu từ những năm 1400 khi kim cương Ấn Độ bắt đầu được bán ở Venice và các trung tâm thương mại châu Âu. Ảnh: Getty
Sau đó vào những năm 1700, nguồn cung cấp kim cương của Ấn Độ giảm sút và Brazil trở thành nguồn cung cấp kim cương chính cho thế giới. Đến cuối những năm 1800 thì một trữ lượng kim cương khổng lồ được phát hiện ở Nam Phi. Ngày nay, kim cương được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: BBC
Viên kim cương lớn nhất từng được phát hiện có tên là viên kim cương Cullinan, nặng 3106 carat, tương đương 1,33 pound. Ảnh: Getty
Việc sử dụng nhẫn đính hôn bằng kim cương lần đầu tiên được biết đến vào năm 1477, khi Archduke Maxmillian của Áo trao cho Mary of Burgundy một chiếc nhẫn vàng có chữ M bằng kim cương. Ảnh: Getty
Video: Choáng vàng vị nhặt được nhẫn kim cương gần 1 tỷ