Soi đặc sản “tiểu huỳnh đế” từ biển lên bàn nhậu

Google News

Kích cỡ bằng ngón chân cái của người lớn và hương vị thơm ngon, giòn rụm "tiểu huỳnh đế" được xem là đặc sản của vùng quê biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi.

"Tiểu huỳnh đế" có tên gọi thông thường là rù rì. Loài đặc sản này được gọi là "tiểu huỳnh đế" là bởi, chúng có hình dáng giống như con cua huỳnh đế thu nhỏ nên một số người dân ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ gọi chúng là "tiểu huỳnh đế".
Cứ vào buổi chiều mát, khi nước thủy triều xuống, nhiều người dân nơi đây lại í ới rủ nhau ra bãi biển để bắt "tiểu huỳnh đế".
Soi dac san “tieu huynh de” tu bien len ban nhau
 
Mỗi khi sóng tràn vào bờ và rút xuống, "tiểu huỳnh đế" không theo nước ra biển mà ở lại dùng càng bới cát ướt chui xuống ẩn nấp. Chúng để lại dấu vết trên mặt cát là một lỗ nhỏ kèm bọt nhỏ phì lên. Nhiều "thợ săn" loài đặc sản này cho hay, chỉ cần dùng tay, hoặc xẻng nhỏ mang theo thọc, xúc chặn xuyên ngang xuống cát là có thể bắt được chúng.
Soi dac san “tieu huynh de” tu bien len ban nhau-Hinh-2
Với dân chuyên nghiệp thì cứ 2-3 giờ đi bắt, đào nếu trúng mánh thì được khoảng 1-2 kg, còn "tay ngang" vì được 300-600 gram. 
Soi dac san “tieu huynh de” tu bien len ban nhau-Hinh-3
 
Về chế biến "tiểu huỳnh đế", sau khi bắt được thì đem về rửa sạch, cắt đuôi, sau đó ướp muối, đường. Đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi thả vào. Vặn nhỏ ngọn lửa và chờ cho vỏ ngoài ngả màu nâu sậm thì đưa xuống, cho vào dĩa và thưởng thức.
Mùi thơm của thịt, sự giòn rụm nhờ vỏ tạo nên cảm giác rất riêng biệt của đặc sản "tiểu huỳnh đế" ở vùng quê biển xứ Quảng.
Hiện giá bán của loại đặc sản biển này là khoảng 200.000 đồng/k. Phần lớn những người dân Sa Huỳnh chỉ xem đặc sản "tiểu huỳnh đế" để cải thiện bữa ăn, làm mồi "đưa cay", bởi bắt con vật này hoàn toàn bằng thủ công và không phải thời điểm nào trong năm cũng bắt được.
Theo Công Xuân/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)