Hãng cung cấp dịch vụ giao vận nhanh Lalamove vừa chính thức ra mắt tại Hà Nội, tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ là Grab, Go-Viet. Ảnh: VnReview.Lalamove đặt mục tiêu đến hết quý I/2019 sẽ có khoảng 10.000 tài xế đối tác hoạt động thường xuyên tại khu vực Hà Nội. Mức chiết khấu với tài xế chỉ khoảng 20% (bao gồm cả thuế, phí), thấp hơn so với các hãng khác ở mức 25-30%. Ảnh: Zing.Lalamove thành lập vào tháng 10/2013 ở Hong Kong dưới cái tên EasyVan. Đến nay, Lalamove có mặt tại 112 thành phố tại các quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Singapore, Thailand, Việt Nam và Philippines. Ảnh: HardwareZone.Lalamove cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trên khắp châu Á trong vòng 1 giờ. Ảnh: Newsonia.Ban đầu Lalamove ban đầu cung cấp dịch vụ bằng xe tải, sau đó ra mắt thêm xe máy để phù hợp với điều kiện giao thông ở các thành phố như Thái Lan, Jakarta, Kuala Lumpur. Ảnh: AVCJ.Hiện tại, Lalamove có khoảng 15 triệu khách hàng đăng ký và 2 triệu tài xế xe tải và xe máy. Ảnh: Bangkok Post.Lalamove khá thành công ở Thái Lan, thị trường có nhu cầu sử dụng xe máy cao như Việt Nam. Và thành công lớn nhất đến từ việc hợp tác chiến lược với ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí LINE, có hơn 30 triệu lượt tải ở Thái Lan. Ảnh: Inside Retail Asia. Dịch vụ giao hàng nhanh Lalamove đặt chân tới Việt Nam tại TP HCM tháng 9/2017. Ảnh: Trainghiemso.Lalamove hướng đến khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm hộ kinh doanh gia đình và chủ shop bán hàng online – bán hàng trực tuyến). Ảnh: iFind.Tiến quân ra Hà Nội, Lalamove Việt Nam cung cấp cả hai dịch vụ giao nhận hàng hóa và giao món ăn. Ảnh: Lalamove.Lalamove ra mắt khoảng 1 tháng sau khi Go-Viet tiến ra Hà Nội với 2 dịch vụ Go-Bike và Go-Send. Cùng với đó, Grab cũng đẩy mạnh các dịch vụ tại Hà Nội. Vì thế, cuộc cạnh tranh giữa những thương hiệu này được cho là sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Ảnh: Tapchicongnghe.Bên cạnh GrabExpress xuất hiện từ đầu năm nay, GrabFood cũng ra mắt dịch vụ tương đồng của đối thủ, chỉ trước Lalamove ra Hà Nội 1 ngày. Ảnh: iFind.
Hãng cung cấp dịch vụ giao vận nhanh Lalamove vừa chính thức ra mắt tại Hà Nội, tuyên bố cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ là Grab, Go-Viet. Ảnh: VnReview.
Lalamove đặt mục tiêu đến hết quý I/2019 sẽ có khoảng 10.000 tài xế đối tác hoạt động thường xuyên tại khu vực Hà Nội. Mức chiết khấu với tài xế chỉ khoảng 20% (bao gồm cả thuế, phí), thấp hơn so với các hãng khác ở mức 25-30%. Ảnh: Zing.
Lalamove thành lập vào tháng 10/2013 ở Hong Kong dưới cái tên EasyVan. Đến nay, Lalamove có mặt tại 112 thành phố tại các quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc, Singapore, Thailand, Việt Nam và Philippines. Ảnh: HardwareZone.
Lalamove cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh trên khắp châu Á trong vòng 1 giờ. Ảnh: Newsonia.
Ban đầu Lalamove ban đầu cung cấp dịch vụ bằng xe tải, sau đó ra mắt thêm xe máy để phù hợp với điều kiện giao thông ở các thành phố như Thái Lan, Jakarta, Kuala Lumpur. Ảnh: AVCJ.
Hiện tại, Lalamove có khoảng 15 triệu khách hàng đăng ký và 2 triệu tài xế xe tải và xe máy. Ảnh: Bangkok Post.
Lalamove khá thành công ở Thái Lan, thị trường có nhu cầu sử dụng xe máy cao như Việt Nam. Và thành công lớn nhất đến từ việc hợp tác chiến lược với ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí LINE, có hơn 30 triệu lượt tải ở Thái Lan. Ảnh: Inside Retail Asia.
Dịch vụ giao hàng nhanh Lalamove đặt chân tới Việt Nam tại TP HCM tháng 9/2017. Ảnh: Trainghiemso.
Lalamove hướng đến khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm hộ kinh doanh gia đình và chủ shop bán hàng online – bán hàng trực tuyến). Ảnh: iFind.
Tiến quân ra Hà Nội, Lalamove Việt Nam cung cấp cả hai dịch vụ giao nhận hàng hóa và giao món ăn. Ảnh: Lalamove.
Lalamove ra mắt khoảng 1 tháng sau khi Go-Viet tiến ra Hà Nội với 2 dịch vụ Go-Bike và Go-Send. Cùng với đó, Grab cũng đẩy mạnh các dịch vụ tại Hà Nội. Vì thế, cuộc cạnh tranh giữa những thương hiệu này được cho là sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Ảnh: Tapchicongnghe.
Bên cạnh GrabExpress xuất hiện từ đầu năm nay, GrabFood cũng ra mắt dịch vụ tương đồng của đối thủ, chỉ trước Lalamove ra Hà Nội 1 ngày. Ảnh: iFind.