Đại hội sẽ thảo luận và biểu quyết nhiều nội dung quan trọng liên quan tới kết quả hoạt động năm 2019, kế hoạch kinh doanh năm 2020, thay đổi nhân sự cấp cao, kế hoạch sáp nhập giữa FLC Faros và GAB, …
Cho năm 2020, Công ty đặt kế hoạch đi lùi với chỉ tiêu doanh thu 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 54 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 30% và 70% so với năm trước.
Về phương án phân phối lợi nhuận, Ban lãnh đạo ROS không đề cập đến mức cổ tức dự kiến chi trả của năm 2020 nhưng dự kiến sẽ trích khoảng 14% lợi nhuận sau thuế cho việc khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác.
Hội đồng quản trị ROS cho biết, dù đặt ra mục tiêu khiêm tốn, nhưng với lợi nhuận sau thuế năm 2019 chỉ đạt 178 tỷ đồng, Công ty chỉ thực hiện được hơn 55% kế hoạch đề ra. Với kết quả này, ROS sẽ không chi cổ tức cũng như trích bất kỳ quỹ khen thưởng, phúc lợi hay các quỹ khác.
Theo ROS, nguyên nhân là thị trường bất động sản chững lại, các dự án bất động sản đã ký nhưng không được triển khai hoặc triển khai chậm. Thêm vào đó, sự gia nhập của các nhà thầu nước ngoài không chỉ làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước, mà còn khiến cho miếng bánh lợi nhuận của doanh nghiệp ngành xây dựng thu hẹp trong năm 2019.
|
ROS sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 20/4. |
Tại cuộc họp sắp tới, Ban lãnh đạo ROS cũng đệ trình cổ đông một loạt các đơn miễn nhiệm tư cách Thành viên Hội đồng quản trị đối với các ông Đỗ Như Tuấn, ông Doãn Văn Phương và đáng chú ý nhất là ông Trịnh Văn Quyết; miễn nhiệm chức vụ Thành viên Ban kiểm soát đối với ông Trần Lâm Châu.
Theo đó, ĐHĐCĐ sẽ tiến hành bầu bổ sung các Thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát mới cho nhiệm kỳ 2016-2021.
Song song đó, Hội đồng quản trị ROS dự kiến trình cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập Công ty vào CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (HoSE: GAB) và ủy quyền cho Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc sáp nhập.
Nội dung ủy quyền bao gồm nhưng không giới hạn ở các nội dung: quyết định các nội dung chi tiết của phương án sáp nhập, phương án hoán đổi cổ phiếu và phương án hoạt động kinh doanh sau sáp nhập; lựa chọn tổ chức thẩm định giá để xác định tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu.
Đàm phán, quyết định tỷ lệ hoán đổi và các nội dung chi tiết của hợp đồng sáp nhập; quyết định các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục hoán đổi, sáp nhập,…