Sau 4 năm sưu tập, anh Nguyễn Xuân Hà (Hà Đông, Hà Nội) sở hữu gần 70 chiếc quạt cổ, tuổi đời từ 50 đến 80 năm. 90% trong số đó là những chiếc quạt từ các thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản, phần còn lại từ các quốc gia châu Âu."Từ nhỏ, tôi đã rất thích một chiếc quạt Nhật Bản của chú ruột, chiếc Hitachi xe tăng. Sau này khi có điều kiện về kinh tế và cách thức sưu tầm, tôi tỉ mỉ tìm kiếm từng chiếc quạt một. Đến hiện tại, bộ sưu tập của tôi trị giá khoảng 500 triệu đồng", anh Hà cho biết.Anh Hà cho biết, tiêu chí để chọn quạt cổ của anh là "nhất dáng, nhì da, thứ ba là độ nguyên bản". Trong đó, "dáng" là cánh, lồng quạt, thân quạt; "da" là phần nước sơn của quạt, phải đảm bảo đẹp, còn nguyên; độ nguyên bản là sự nguyên vẹn, đảm bảo chất lượng của các linh kiện.Ngoài ra những người sưu tập quạt cổ như anh Hà cũng đánh giá sự độc đáo của chiếc quạt theo tiêu chí "bầu bom, tem đồng, lồng một mê". Trong đó, bầu bom ý chỉ phần bầu chứa động cơ, hình dáng giống quả boom, nhọn về đuôi; tem đồng là phần tem ghi tên hãng, năm sản xuất; lồng một mê là phần lồng quạt không thể tách đôi hai phần (như quạt thông thường hiện tại).Đây là một chiếc quạt Mitsubishi đáp ứng đủ tiêu chí "bầu bom, tem đồng, lồng một mê" của anh Hà. Ngoài ra, chiếc quạt này còn có chiều cao ấn tượng - gần 2 mét và phần đường kính cánh rộng 40 cm. Anh Hà mua đấu giá hai chiếc quạt này tại Nhật. Khi vận chuyển về tới Việt Nam, tổng giá trị mỗi chiếc khoảng 50 triệu đồng.Chiếc Mitsubishi này nặng tới 40kg. Trong quá trình vận chuyển quạt lên chung cư, anh Hà đã suýt gặp chấn thương. "Việc sưu tập chiếc quạt này đúng là "của một đồng, công một nén". Số tiền vận chuyển rất đắt đỏ do chiếc quạt quá nặng, cồng kềnh và không thể tháo rời các bộ phận,", anh Hà cho biết.Khi mua về, chiếc quạt gần 50 năm tuổi đã gỉ sét, xuống cấp. Anh Hà tỉ mỉ "spa", sơn lại, cải tạo từng bộ phận. "Đến nay, chiếc quạt đã được hoàn nguyên đến 90% so với ban đầu. Quạt chạy rất tốt, ổn định", anh Hà tự hào chia sẻĐây là một chiếc quạt Toshiba 4 cánh kết hợp làm đèn ngủ còn hoàn toàn nguyên bản. Anh Hà phải mất rất nhiều công sức mới "săn lùng" thành công chiếc quạt cổ này.Vợ chồng anh Hà hiện tại đang kinh doanh hàng "second-hand" xuất xứ Nhật Bản, nhờ đó anh có điều kiện thuận lợi sưu tầm quạt cổ từ quốc gia này. Ngoài ra, anh cũng tham gia các buổi đấu giá trực tuyến của Nhật hay tìm mua, trao đổi với các nhà sưu tầm khác.Hàng tuần, anh Hà đều dành thời gian để vệ sinh lần lượt từng chiếc quạt trong bộ sưu tập. Theo anh Hà, việc chăm sóc, bảo quản quạt không quá khó, chỉ cần chú ý độ ẩm trong phòng hợp lý."Khi bắt đầu sưu tập quạt cổ, tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về các linh kiện, phụ kiện, đặc điểm hình thức, chất lượng quạt mỗi hãng. Cũng có những lần, tôi bị "lừa", mua hàng rởm nhưng từ đó, mình rút ra bài học", anh Hà cho biết.Ngoài quạt cổ, ông bố ở Hà Nội này còn có niềm yêu thích với đồng hồ cổ hay các loại radio xưa, đài đĩa, đầu băng cối. "Mỗi khi nhớ quê, nhớ tuổi thơ, nhớ tiếng loa sáng sớm, mình lại bật chiếc radio, nhâm nhi ly cà phê, để tâm hồn hoài niệm. Cảm giác đó rất thảnh thơi, quên đi mọi muộn phiền cuộc sống", anh Hà chia sẻ.Anh Hà cho biết, anh thường trích một khoản thu nhập hàng tháng để dành cho bộ sưu tập đặc biệt của mình. Ngoài giá trị lớn về tinh thần, theo anh, sưu tầm quạt cổ cũng là một cách đầu tư hiệu quả.
Sau 4 năm sưu tập, anh Nguyễn Xuân Hà (Hà Đông, Hà Nội) sở hữu gần 70 chiếc quạt cổ, tuổi đời từ 50 đến 80 năm. 90% trong số đó là những chiếc quạt từ các thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản, phần còn lại từ các quốc gia châu Âu.
"Từ nhỏ, tôi đã rất thích một chiếc quạt Nhật Bản của chú ruột, chiếc Hitachi xe tăng. Sau này khi có điều kiện về kinh tế và cách thức sưu tầm, tôi tỉ mỉ tìm kiếm từng chiếc quạt một. Đến hiện tại, bộ sưu tập của tôi trị giá khoảng 500 triệu đồng", anh Hà cho biết.
Anh Hà cho biết, tiêu chí để chọn quạt cổ của anh là "nhất dáng, nhì da, thứ ba là độ nguyên bản". Trong đó, "dáng" là cánh, lồng quạt, thân quạt; "da" là phần nước sơn của quạt, phải đảm bảo đẹp, còn nguyên; độ nguyên bản là sự nguyên vẹn, đảm bảo chất lượng của các linh kiện.
Ngoài ra những người sưu tập quạt cổ như anh Hà cũng đánh giá sự độc đáo của chiếc quạt theo tiêu chí "bầu bom, tem đồng, lồng một mê". Trong đó, bầu bom ý chỉ phần bầu chứa động cơ, hình dáng giống quả boom, nhọn về đuôi; tem đồng là phần tem ghi tên hãng, năm sản xuất; lồng một mê là phần lồng quạt không thể tách đôi hai phần (như quạt thông thường hiện tại).
Đây là một chiếc quạt Mitsubishi đáp ứng đủ tiêu chí "bầu bom, tem đồng, lồng một mê" của anh Hà. Ngoài ra, chiếc quạt này còn có chiều cao ấn tượng - gần 2 mét và phần đường kính cánh rộng 40 cm. Anh Hà mua đấu giá hai chiếc quạt này tại Nhật. Khi vận chuyển về tới Việt Nam, tổng giá trị mỗi chiếc khoảng 50 triệu đồng.
Chiếc Mitsubishi này nặng tới 40kg. Trong quá trình vận chuyển quạt lên chung cư, anh Hà đã suýt gặp chấn thương. "Việc sưu tập chiếc quạt này đúng là "của một đồng, công một nén". Số tiền vận chuyển rất đắt đỏ do chiếc quạt quá nặng, cồng kềnh và không thể tháo rời các bộ phận,", anh Hà cho biết.
Khi mua về, chiếc quạt gần 50 năm tuổi đã gỉ sét, xuống cấp. Anh Hà tỉ mỉ "spa", sơn lại, cải tạo từng bộ phận. "Đến nay, chiếc quạt đã được hoàn nguyên đến 90% so với ban đầu. Quạt chạy rất tốt, ổn định", anh Hà tự hào chia sẻ
Đây là một chiếc quạt Toshiba 4 cánh kết hợp làm đèn ngủ còn hoàn toàn nguyên bản. Anh Hà phải mất rất nhiều công sức mới "săn lùng" thành công chiếc quạt cổ này.
Vợ chồng anh Hà hiện tại đang kinh doanh hàng "second-hand" xuất xứ Nhật Bản, nhờ đó anh có điều kiện thuận lợi sưu tầm quạt cổ từ quốc gia này. Ngoài ra, anh cũng tham gia các buổi đấu giá trực tuyến của Nhật hay tìm mua, trao đổi với các nhà sưu tầm khác.
Hàng tuần, anh Hà đều dành thời gian để vệ sinh lần lượt từng chiếc quạt trong bộ sưu tập. Theo anh Hà, việc chăm sóc, bảo quản quạt không quá khó, chỉ cần chú ý độ ẩm trong phòng hợp lý.
"Khi bắt đầu sưu tập quạt cổ, tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về các linh kiện, phụ kiện, đặc điểm hình thức, chất lượng quạt mỗi hãng. Cũng có những lần, tôi bị "lừa", mua hàng rởm nhưng từ đó, mình rút ra bài học", anh Hà cho biết.
Ngoài quạt cổ, ông bố ở Hà Nội này còn có niềm yêu thích với đồng hồ cổ hay các loại radio xưa, đài đĩa, đầu băng cối. "Mỗi khi nhớ quê, nhớ tuổi thơ, nhớ tiếng loa sáng sớm, mình lại bật chiếc radio, nhâm nhi ly cà phê, để tâm hồn hoài niệm. Cảm giác đó rất thảnh thơi, quên đi mọi muộn phiền cuộc sống", anh Hà chia sẻ.
Anh Hà cho biết, anh thường trích một khoản thu nhập hàng tháng để dành cho bộ sưu tập đặc biệt của mình. Ngoài giá trị lớn về tinh thần, theo anh, sưu tầm quạt cổ cũng là một cách đầu tư hiệu quả.