Dự án Khu thương mại, dịch vụ và dân cư Tịnh Phong do UBND huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ đầu tư. (Ảnh: SGGPO).Dự án được thực hiện từ năm 2017, với diện tích trên 5ha, gồm: ki-ốt, phân khu chợ, quầy, đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải…. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 70 tỷ đồng. (Ảnh: SGGPO).Mục tiêu của dự án là xây dựng khu dân cư mới, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không gian kiến trúc đẹp, đảm bảo gắn kết hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh; đáp ứng nhu cầu phát triển đất ở tại địa phương và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu từ quỹ đất. (Ảnh: TTXVN).Dự án dự kiến hoàn thành năm 2019 nhưng đến nay, sau 2 lần gia hạn vào năm 2019 và 2021 dự án vẫn chưa thể hoàn thành. Tại khu vực dự án, cây cỏ mọc um tùm, các ki-ốt đã xuống cấp, bong tróc, gạch lát đường trồi lên, hư hỏng, nứt vỡ, một số cấu kiện bê tông bỏ dỡ ngổn ngang. Nhiều người dân đã chăn thả gia súc trên đất dự án. (Ảnh: TTXVN).Cỏ mọc um tùm xung quanh dự án. (Ảnh: Nguyễn Khoa).Các hạng mục thi công dở dang tại Khu thương mại, dịch vụ và dân cư Tịnh Phong. (Ảnh: SGGPO).Dãy nhà ki-ốt thuộc khu chợ bị xuống cấp, thấm nước. (Ảnh: TTXVN).Ông Nguyễn Hoàng Tùng - Phó giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tịnh cho báo chí biết, nguyên nhân chính dẫn đến sự ì ạch, chậm tiến độ là do gặp vướng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. (Ảnh: TTXVN).Một số hộ dân chưa thống nhất với mức giá bồi thường, vị trí tái định cư chưa được như mong muốn nên không chịu dời đi. Trong số 22 ki-ốt dọc Quốc lộ 1A chỉ có 10 ki-ốt có hợp đồng thuê với hợp tác xã, còn lại là tự lấn chiếm đất để xây dựng nên rất khó giải phóng mặt bằng. (Ảnh: Nguyễn Khoa).Ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh cho biết thêm, ngoài những nguyên nhân nêu trên, việc dự án kéo dài một phần cũng do ảnh hưởng của dịch COVID- 19. (Ảnh: SGGPO).Đối với các hộ dân khi nhận tiền đền bù theo khung giá hiện hành không đủ xây nhà mới, chịu thiệt thòi, huyện sẽ xem xét, nghiên cứu hỗ trợ thêm nhưng phải dựa trên quy định của pháp luật, không để trật “hành lang”, xảy ra sai sót. Chậm nhất đến quý I/2023, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. (Ảnh: SGGPO).
Dự án Khu thương mại, dịch vụ và dân cư Tịnh Phong do UBND huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ đầu tư. (Ảnh: SGGPO).
Dự án được thực hiện từ năm 2017, với diện tích trên 5ha, gồm: ki-ốt, phân khu chợ, quầy, đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải…. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 70 tỷ đồng. (Ảnh: SGGPO).
Mục tiêu của dự án là xây dựng khu dân cư mới, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, không gian kiến trúc đẹp, đảm bảo gắn kết hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh; đáp ứng nhu cầu phát triển đất ở tại địa phương và đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu từ quỹ đất. (Ảnh: TTXVN).
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2019 nhưng đến nay, sau 2 lần gia hạn vào năm 2019 và 2021 dự án vẫn chưa thể hoàn thành. Tại khu vực dự án, cây cỏ mọc um tùm, các ki-ốt đã xuống cấp, bong tróc, gạch lát đường trồi lên, hư hỏng, nứt vỡ, một số cấu kiện bê tông bỏ dỡ ngổn ngang. Nhiều người dân đã chăn thả gia súc trên đất dự án. (Ảnh: TTXVN).
Cỏ mọc um tùm xung quanh dự án. (Ảnh: Nguyễn Khoa).
Các hạng mục thi công dở dang tại Khu thương mại, dịch vụ và dân cư Tịnh Phong. (Ảnh: SGGPO).
Dãy nhà ki-ốt thuộc khu chợ bị xuống cấp, thấm nước. (Ảnh: TTXVN).
Ông Nguyễn Hoàng Tùng - Phó giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tịnh cho báo chí biết, nguyên nhân chính dẫn đến sự ì ạch, chậm tiến độ là do gặp vướng trong bồi thường, giải phóng mặt bằng. (Ảnh: TTXVN).
Một số hộ dân chưa thống nhất với mức giá bồi thường, vị trí tái định cư chưa được như mong muốn nên không chịu dời đi. Trong số 22 ki-ốt dọc Quốc lộ 1A chỉ có 10 ki-ốt có hợp đồng thuê với hợp tác xã, còn lại là tự lấn chiếm đất để xây dựng nên rất khó giải phóng mặt bằng. (Ảnh: Nguyễn Khoa).
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh cho biết thêm, ngoài những nguyên nhân nêu trên, việc dự án kéo dài một phần cũng do ảnh hưởng của dịch COVID- 19. (Ảnh: SGGPO).
Đối với các hộ dân khi nhận tiền đền bù theo khung giá hiện hành không đủ xây nhà mới, chịu thiệt thòi, huyện sẽ xem xét, nghiên cứu hỗ trợ thêm nhưng phải dựa trên quy định của pháp luật, không để trật “hành lang”, xảy ra sai sót. Chậm nhất đến quý I/2023, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. (Ảnh: SGGPO).