Theo tìm hiểu, để chất cây rơm này, bên cạnh việc mua gom số rạ lúa của khoảng 40 mẫu (tương đương 1mẫu/1 ha) ở 3 huyện trong tỉnh, bà Trinh còn phải thuê 7 lao động để chất liên tục 10 ngày mới xong.Những ngày qua, nhiều người đi đường khi qua đoạn Quốc lộ 1A, thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy cây rơm "khủng" nằm ở ven đường phía tây. Chủ sở hữu cây rơm "khủng" trên là bà Nguyễn Thị Trinh - chủ cơ sở thu mua và bán rơm ở xã này.Theo lời bà Trinh, việc chất cây rơm to như vậy nhằm tiết kiệm diện tích, khi bán không phải tốn nhiều công sức di chuyển và rút. Để sở hữu cây rơm có chiều cao lên đến 30m và đường kính 15m, bà Trinh phải mua gom số rạ khoảng 40 mẫu lúa ở 3 huyện Đức Phổ, Mộ Đức và Tư Nghĩa; đồng thời thuê 7 lao động chất liên tục 10 ngày mới xong. Với giá mua rơm tại ruộng là 500.000 đồng/sào (500m2/sào), cộng với 300.000 đồng tiền vận chuyển và công chất, ước tính trị giá cây rơm của bà Trinh lên đến 500 triệu đồng.Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có khá nhiều làng bán rơm, nằm chủ yếu dọc theo trục Quốc lộ 1A. Tuy nhiên tập trung nhiều nhất là đoạn ven Quốc lộ 1A đi qua 2 xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ và xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, với số lượng tham gia buôn bán rơm hiện ước tính trên 50 hộ.Theo lời các hộ buôn rơm nơi đây thì nghề này đã ra đời được gần 20 năm và khởi đầu ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ. Để có rơm bán, cứ vào vụ thu hoạch lúa hàng năm các chủ vựa rơm các xã trên cho người vào các cánh đồng trong tỉnh mua về chất thành cây để trữ, bán cho số thương lái thu mua dưa sử dụng làm đệm lót trong quá trình vận chuyển. Tuy không nói chính xác, nhưng theo các chủ buôn rơm thì lợi nhuận của nghề này khá cao. Ít thì 20-40 triệu đồng/năm, nhiều lên đến cả 100 triệu đồng/năm.Để chất rơm, cùng với dùng thang cao trèo lên ngọn và ròng rọc kéo đưa lên.
Theo tìm hiểu, để chất cây rơm này, bên cạnh việc mua gom số rạ lúa của khoảng 40 mẫu (tương đương 1mẫu/1 ha) ở 3 huyện trong tỉnh, bà Trinh còn phải thuê 7 lao động để chất liên tục 10 ngày mới xong.
Những ngày qua, nhiều người đi đường khi qua đoạn Quốc lộ 1A, thuộc xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ không khỏi bất ngờ khi nhìn thấy cây rơm "khủng" nằm ở ven đường phía tây. Chủ sở hữu cây rơm "khủng" trên là bà Nguyễn Thị Trinh - chủ cơ sở thu mua và bán rơm ở xã này.
Theo lời bà Trinh, việc chất cây rơm to như vậy nhằm tiết kiệm diện tích, khi bán không phải tốn nhiều công sức di chuyển và rút. Để sở hữu cây rơm có chiều cao lên đến 30m và đường kính 15m, bà Trinh phải mua gom số rạ khoảng 40 mẫu lúa ở 3 huyện Đức Phổ, Mộ Đức và Tư Nghĩa; đồng thời thuê 7 lao động chất liên tục 10 ngày mới xong. Với giá mua rơm tại ruộng là 500.000 đồng/sào (500m2/sào), cộng với 300.000 đồng tiền vận chuyển và công chất, ước tính trị giá cây rơm của bà Trinh lên đến 500 triệu đồng.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có khá nhiều làng bán rơm, nằm chủ yếu dọc theo trục Quốc lộ 1A. Tuy nhiên tập trung nhiều nhất là đoạn ven Quốc lộ 1A đi qua 2 xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ và xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, với số lượng tham gia buôn bán rơm hiện ước tính trên 50 hộ.
Theo lời các hộ buôn rơm nơi đây thì nghề này đã ra đời được gần 20 năm và khởi đầu ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ. Để có rơm bán, cứ vào vụ thu hoạch lúa hàng năm các chủ vựa rơm các xã trên cho người vào các cánh đồng trong tỉnh mua về chất thành cây để trữ, bán cho số thương lái thu mua dưa sử dụng làm đệm lót trong quá trình vận chuyển. Tuy không nói chính xác, nhưng theo các chủ buôn rơm thì lợi nhuận của nghề này khá cao. Ít thì 20-40 triệu đồng/năm, nhiều lên đến cả 100 triệu đồng/năm.
Để chất rơm, cùng với dùng thang cao trèo lên ngọn và ròng rọc kéo đưa lên.