Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2016 do VCCI tổ chức sáng 11/10/2016 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc thẳng thắn nhìn nhận về hoạt động của cộng đồng doanh nhân trong bối cảnh mới, theo đó có không ít những doanh nhân đạt được thành công chủ yếu bằng quan hệ nhờ cơ chế xin - cho, và chỉ quan tâm đến việc đầu tư cho các mối quan hệ, thay vì đầu tư cho công nghệ.
|
DN than thở rằng cơ chế xin cho đã buộc vị doanh nhân này ban ngày làm kinh doanh, buổi tối phải đi quan hệ. Ảnh minh họa |
Người đứng đầu VCCI, tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, bày tỏ sự cảm thông với các doanh nghiệp khi họ phải đương đầu với một loạt những vấn đề ngoài lĩnh vực kinh doanh thuần túy. Điều này tạo cho doanh nghiệp một sức chịu đựng vô cùng lớn nhưng cũng vì thế mà phân tán nguồn lực.
“Nếu như doanh nghiệp của các nước chỉ phải đối phó với những vấn đề của thị trường, nhưng doanh nghiệp Việt Nam còn phải lo nhiều thứ như các mối quan hệ với chính quyền, rủi ro chính sách thậm chí còn lớn hơn rủi ro thị trường. Chừng nào chúng ta chưa có một hệ thống thể chế chính sách minh bạch, ổn định để yểm trợ cho doanh nghiệp, chừng đó sức lực của doanh nhân vẫn còn bị san sẻ, thậm chí phần nhiều là dành cho các mối quan hệ với chính quyền,” ông Vũ Tiến Lộc nói.
Ông Lộc chia sẻ, một anh hùng lao động trong ngành dệt may than thở rằng cơ chế xin cho đã buộc vị doanh nhân này ban ngày làm kinh doanh, buổi tối phải đi quan hệ.
Với những cải cách đang được thực hiện một cách đồng bộ, sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, hy vọng môi trường kinh doanh sẽ thuận lợi hơn và doanh nhân chỉ còn phải dành thời gian để nghĩ đến thương trường.
“Doanh nhân cần phải tỏ rõ trách nhiệm với xã hội, phải kinh doanh bằng cả trái tim. Phần lớn doanh nhân Việt Nam đã cố gắng trau dồi văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, nhưng cũng có không ít trọc phú ở đất nước này”, ông Vũ Tiến Lộc thẳng thắn chia sẻ.
Chính phủ cũng đã quyết tâm nâng bậc môi trường kinh doanh để Việt Nam nằm trong tốp 3 các nước Đông Nam Á có môi trường kinh doanh tốt nhất. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc, để đạt được mục tiêu này, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ cần có sự quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp.
“Chính phủ quyết nâng bậc, doanh nghiệp phải nâng tầm, cơ chế bỏ xin cho, doanh nhân không quan hệ, trí tuệ là cốt lõi, sáng tạo là động cơ,” ông Lộc nói.
Để đạt được mục tiêu trên, doanh nhân phải rũ bỏ tư duy dựa vào các mối quan hệ xin – cho và vươn tới chuẩn mực toàn cầu. Doanh nghiệp nhỏ nhưng đạt đươc chuẩn mực toàn cầu vẫn có thể trụ vững và phát triển, nhưng doanh nghiệp lớn nếu chỉ coi trọng quan hệ sẽ không trụ vững.
Các đại gia của Việt Nam chủ yếu mới chỉ hoạt động trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản. Đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hiệu quả thấp và còn xa mới đạt đến chuẩn mực của toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam, nếu so với khu vực và thế giới, năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Xét về doanh thu, Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với doanh thu 1,7 tỷ USD năm 2015, nhưng so với khu vực, công ty sữa Indofood của Indonesia có doanh thu 4,9 tỷ USD; Mengiu Dairy của Hồng Kông có doanh thu 7,3 tỷ USD. Còn so với thế giới, Công ty sữa Fonterra của New Zealand có doanh thu 13 tỷ USD; Danone của Pháp có doanh thu lên đến 25,1 tỷ USD.
Trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh, Masan là ông lớn của thị trường trong nước với doanh thu năm 2015 đạt 1,4 tỷ USD. Nhưng so với châu Á, Nissin Foods và Ajinomoto của Nhật Bản có doanh thu năm 2015 lần lượt là 4,5 tỷ USD và 11,7 tỷ USD. So với thế giới, Kraft Heinz (Mỹ) đạt doanh thu 18,3 tỷ USD và Nestle (Thụy Sỹ) có doanh thu năm 2015 lên tới 91,3 tỷ USD.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Vietcombank có doanh thu năm 2015 là 0,7 tỷ USD, nhưng so với châu Á và thế giới, Rakyat Bank (Indonesia) đạt doanh thu 4,8 tỷ USD; Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đạt tới 68,4 tỷ USD; HSBC đạt 56,1 tỷ USD và Citibank đạt tới 69,2 tỷ USD.
Sự nhỏ bé của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp cùng ngành của thế giới đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thường là đối tượng bị thâu tóm trước làn sóng M&A.
“Với tâm thế đó, chúng ta đang rất vất vả trước yêu cầu hội nhập, đặc biệt là trước những yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ập đến. Những lợi thế về tài nguyên và lao động giá rẻ đã suy giảm. Công nghệ số sẽ là tài nguyên cốt lõi, chỉ nền kinh tế sáng tạo mới có thể vượt lên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam,” ông Vũ Tiến Lộc nhận định.
Theo Chủ tịch VCCI, chúng ta cần phải có được một thế hệ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch, để ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin sẽ là những lĩnh vực dễ dàng ứng dụng lợi thế này.
Song đến nay cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa định hướng được một diện mạo mới để có thể tạo ra những đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam vẫn chưa có được một thế hệ các doanh nghiệp với những thương hiệu đẳng cấp cao trong khu vực và trên thế giới. Xét về tổng tài sản, một số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, được xếp hạng cao trong khu vực, nhưng nhìn chung về hiệu quả và chất lượng còn nhiều việc phải bàn.
Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng Giám đốc KPMG Việt Nam, nếu so với khu vực và thế giới, năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Xét về doanh thu, Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với doanh thu 1,7 tỷ USD năm 2015, nhưng so với khu vực, công ty sữa Indofood của Indonesia có doanh thu 4,9 tỷ USD; Mengiu Dairy của Hồng Kông có doanh thu 7,3 tỷ USD. Còn so với thế giới, Công ty sữa Fonterra của New Zealand có doanh thu 13 tỷ USD; Danone của Pháp có doanh thu lên đến 25,1 tỷ USD.
Trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh, Masan là ông lớn của thị trường trong nước với doanh thu năm 2015 đạt 1,4 tỷ USD. Nhưng so với châu Á, Nissin Foods và Ajinomoto của Nhật Bản có doanh thu năm 2015 lần lượt là 4,5 tỷ USD và 11,7 tỷ USD. So với thế giới, Kraft Heinz (Mỹ) đạt doanh thu 18,3 tỷ USD và Nestle (Thụy Sỹ) có doanh thu năm 2015 lên tới 91,3 tỷ USD.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Vietcombank có doanh thu năm 2015 là 0,7 tỷ USD, nhưng so với châu Á và thế giới, Rakyat Bank (Indonesia) đạt doanh thu 4,8 tỷ USD; Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đạt tới 68,4 tỷ USD; HSBC đạt 56,1 tỷ USD và Citibank đạt tới 69,2 tỷ USD.
Sự nhỏ bé của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp cùng ngành của thế giới đã khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thường là đối tượng bị thâu tóm trước làn sóng M&A.
Video: Những tỷ phú nhí giàu nhất thế giới
Nguồn video: Youtube/ TheRichest