Những sự thật bất ngờ về mì tôm, nhiều người ngỡ ngàng vì biết quá muộn

Google News

Nhiều người nghiện mì tôm nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết những sự thật này.

1. Vắt mì ăn liền không bao giờ chạm hẳn xuống đáy cốc

Nếu lúc nào đó rảnh, cắt đôi cốc mì ăn liền ra và kiểm chứng, ban sẽ thấy vắt mì ăn liền không bao giờ chạm đáy cốc. Chính xác là vắt mì này sẽ mắc kẹt ở thân cốc, tạo với đáy một khoảng trống kỳ lạ.

Nhung su that bat ngo ve mi tom, nhieu nguoi ngo ngang vi biet qua muon

Nhiều người nghĩ đây là chiêu trò của nhà sản xuất nhưng thực tế đặt vắt mì ở giữa hộp hoàn toàn có ý đồ.

Theo như giải thích từ website Viện bảo tàng mì cốc ăn liền ở Osaka, Nhật Bản, việc để vắt mì mắc kẹt ở khoảng giữa cốc sẽ giúp mì ít bị vỡ trong quá trình vận chuyển, do được cố định ở giữa hộp rồi. Hơn nữa, nhờ vào khoảng trống này, nước nóng trong cốc được lưu thông ổn định hơn.

2. Vì sao sợi mì lại lượn sóng?

Sợi mì tôm luôn lượn sóng và không thẳng đều do mục đích của nhà sản xuất. Đầu tiền, mì ăn liền là thực phẩm chiên, nên nó có thể tăng diện tích (nở ra) trong quá trình chiên. Do đó, việc sợi mì lượn sóng giúp nó dễ giãn nở trong khi chiên.

Nhung su that bat ngo ve mi tom, nhieu nguoi ngo ngang vi biet qua muon-Hinh-2

Thứ 2, sợi mì tôm cong có ích trong việc tiết kiệm chi phí đóng gói vì những sợi mì cong này sẽ tiết kiệm diện tích của bao bì. Hơn nữa, giá của mì ăn liền không cao. Nếu mì ăn liền được làm thẳng, tốn diện tích hơn, chi phí đóng gói sẽ tăng lên kéo theo giá cả sẽ tăng.

Thứ 3, mì tôm nếu được làm thẳng, nó không có lợi cho việc vận chuyển. Nó rất dễ dàng bị gẫy, vỡ điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị khi thưởng thức.

Cuối cùng, chúng ta không thể phủ nhận nó dễ dàng được gặp bằng đũa hay bằng dĩa hơn so với sợi mì thẳng.

3. Nếu mì, cho gói gia vị vào trước hay sau?

Nhiều bạn nghĩ rằng cho cái nào vào trước thì cũng như nhau thôi. Tuy nhiên, trên thực tế thì cho gia vị vào trước hay mì vào trước sẽ quyết định xem tô mì bạn nấu ra có ngon hay không.

Nhung su that bat ngo ve mi tom, nhieu nguoi ngo ngang vi biet qua muon-Hinh-3

Theo các chuyên gia, sau khi đun sôi một nồi nước, chúng ta thả mì và xíu muối vào chần qua vì muối có tác dụng khiến dầu ăn trong mì kết tủa, dầu này khiến ta có cảm giác béo ngậy khi ăn mì. Đợi một lát cho sợi mì mềm, đổ mì ra rá.

Tiếp theo, cho gói gia vị vào. Việc nấu gia vị riêng như thế này làm dầu được chứa trong mì và tinh bột của mì không bị kết tủa, khiến nước mì rất trong, thanh, không bị đặc, có mùi thơm hấp dẫn hơn.

4. Cốc mì nào cũng có gợi ý mức nước nhưng ít ai biết

So với mì gói thì mì ăn liền tiện lợi hơn, chỉ cần đổ nước sôi và cho gói gia vị vào. Nhưng ít ai biết rằng trên hộp mì có một vạch.

Nhung su that bat ngo ve mi tom, nhieu nguoi ngo ngang vi biet qua muon-Hinh-4

Vạch này để người sử dụng nhìn vào và đổ nước đến đúng vạch đó thì cốc mì sẽ vừa miệng, không bị mặn nhạt.

5. Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền

Theo Bộ Công Thương, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, cá biệt có công ty của Việt Nam xuất khẩu mì ăn liền tăng 300%. Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền hiện Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Năm 2020, 2021, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch COVID-19 toàn cầu.

Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) cũng chỉ ra thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Tiếp đến là Đông Nam Á với năm thị trường tiêu thụ chính gồm Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, chiếm 25,24%.

Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu mì ăn liền cao nhất thế giới, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ mì ăn liền không cao như Việt Nam. Nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ ba thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Theo Chi Phan / Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)