Có giá bán siêu đắt đỏ lên đến chả triệu đồng/kg, cà chua thân gỗ (tên thương mại là Magic-S) là một trong những siêu quả trồng thành công ở Việt Nam đang gây sốt thị trường. Ảnh: Youtube.Cây Magic-S có nguồn gốc ở vùng rừng núi Andes của Peru và Argentina. TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng là người đầu tiên mang giống cây cà chua thân gỗ về trồng ở Lâm Đồng năm 2014. Ảnh: Tiền phong.Loài cây thích hợp với điều kiện sinh thái ở Tây Nguyên. Cây mọc nhanh, chỉ sau 8 - 10 tháng đã cho quả. Magic-S dễ canh tác, ít sâu bệnh và có giá trị cao, mở ra cơ hội làm giàu cho người dân. Ảnh: Báo Nông nghiệp VNCà chua đen được nhập từ nước ngoài về trồng thành công ở Đà Lạt. Mỗi hạt giống cà chua đen nhập khẩu có giá rất đắt khoảng 30.000 - 40.000 đồng/hạt. Ảnh: Zing.Khi mới trồng thành công ở Đà Lạt, cà chua đen có giá đắt gấp 5 lần loại thường từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Thời kỳ đầu, khi sản phẩm lên cơn sốt, giá đến tay người tiêu dùng khoảng 200.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.Nhãn tím là một loại trái cây độc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhãn tím có giá bán tại vườn khoảng 100.000 đồng/kg. Ảnh: Tuổi trẻ.Cây giống nhãn tím được bán với giá 1 triệu đồng/cây. Ảnh: Truyền hình Sóc Trăng.Đà Lạt cũng là nơi trồng thành công nhiều giống dâu Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản...Với khí hậu phù hợp, dâu tây Đà Lạt cho năng suất cao. Ảnh: Ivivu.Thời điểm sốt, giá bán lẻ dâu tây Đà Lạt có mức dao động rất lớn, 100.000-400.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.Quả óc chó có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, được trồng ở một số vùng biên giới như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng, Đồng Văn (Hà Giang), Cao Bằng...Ảnh: Blogspot.Nếu như óc chó được nhập từ nước ngoài có giá trên dưới 300.000 đồng/kg thì óc chó Việt được bán với giá 150.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.Có nguồn gốc từ nước Úc xa xôi, mắc ca đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên. Ảnh: Tuổi trẻ.Giá cây giống mắc ca ở Úc là 20 USD/cây giống, còn Việt Nam khoảng 60.000- 80.000 đồng/cây. Mỗi cây chỉ cho 7,5 kg/năm. Giá hạt mắc ca tại Việt Nam (300.000 đồng/kg) cao gấp bốn lần so với giá thế giới (70.000 đồng/kg). Ảnh: Infonet.
Có giá bán siêu đắt đỏ lên đến chả triệu đồng/kg, cà chua thân gỗ (tên thương mại là Magic-S) là một trong những siêu quả trồng thành công ở Việt Nam đang gây sốt thị trường. Ảnh: Youtube.
Cây Magic-S có nguồn gốc ở vùng rừng núi Andes của Peru và Argentina. TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng là người đầu tiên mang giống cây cà chua thân gỗ về trồng ở Lâm Đồng năm 2014. Ảnh: Tiền phong.
Loài cây thích hợp với điều kiện sinh thái ở Tây Nguyên. Cây mọc nhanh, chỉ sau 8 - 10 tháng đã cho quả. Magic-S dễ canh tác, ít sâu bệnh và có giá trị cao, mở ra cơ hội làm giàu cho người dân. Ảnh: Báo Nông nghiệp VN
Cà chua đen được nhập từ nước ngoài về trồng thành công ở Đà Lạt. Mỗi hạt giống cà chua đen nhập khẩu có giá rất đắt khoảng 30.000 - 40.000 đồng/hạt. Ảnh: Zing.
Khi mới trồng thành công ở Đà Lạt, cà chua đen có giá đắt gấp 5 lần loại thường từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Thời kỳ đầu, khi sản phẩm lên cơn sốt, giá đến tay người tiêu dùng khoảng 200.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.
Nhãn tím là một loại trái cây độc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhãn tím có giá bán tại vườn khoảng 100.000 đồng/kg. Ảnh: Tuổi trẻ.
Cây giống nhãn tím được bán với giá 1 triệu đồng/cây. Ảnh: Truyền hình Sóc Trăng.
Đà Lạt cũng là nơi trồng thành công nhiều giống dâu Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản...Với khí hậu phù hợp, dâu tây Đà Lạt cho năng suất cao. Ảnh: Ivivu.
Thời điểm sốt, giá bán lẻ dâu tây Đà Lạt có mức dao động rất lớn, 100.000-400.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.
Quả óc chó có nguồn gốc ở Địa Trung Hải, được trồng ở một số vùng biên giới như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng, Đồng Văn (Hà Giang), Cao Bằng...Ảnh: Blogspot.
Nếu như óc chó được nhập từ nước ngoài có giá trên dưới 300.000 đồng/kg thì óc chó Việt được bán với giá 150.000 đồng/kg. Ảnh: Zing.
Có nguồn gốc từ nước Úc xa xôi, mắc ca đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là Tây Nguyên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Giá cây giống mắc ca ở Úc là 20 USD/cây giống, còn Việt Nam khoảng 60.000- 80.000 đồng/cây. Mỗi cây chỉ cho 7,5 kg/năm. Giá hạt mắc ca tại Việt Nam (300.000 đồng/kg) cao gấp bốn lần so với giá thế giới (70.000 đồng/kg). Ảnh: Infonet.