Phố đi bộ Die Zeil (Frankfurt) là con phố mua sắm lớn nhất nước Đức. Theo dữ liệu từ Planetizen năm 2019, có khoảng 11.420 người ghé thăm khu phố này mỗi ngày. Được thành lập vào năm 1992, Die Zeil cũng tập trung nhiều trung tâm mua sắm, cửa hàng phục vụ nhu cầu thư giãn, đi dạo và mua sắm của du khách. Ảnh: Frankfurt. Exhibition Road (London) được xây dựng năm 2011 là một trong những con phố đi bộ nổi tiếng nhất thế giới. Theo KBOC, số lượng du khách và người đi bộ tại đây tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2013-2018. Nhiều bảo tàng nghệ thuật lớn như Bảo tàng Victoria và Albert, Bảo tàng Khoa học và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cũng nằm trên con đường này. Ảnh: The Times UK. Phố Stroget tại thành phố Copenhagen là phố đi bộ nổi tiếng nhất Đan Mạch. Theo Global Designing Cities, phố Stroget giúp tăng không gian dành cho người đi bộ lên gấp 6 lần. Ngoài ra, Stoget tạo điều kiện phát triển dịch vụ ăn uống với 7.020 chỗ ngồi café ngoài trời và tăng 400% khả năng dừng chân và ở lại thành phố Copenhagen. Ảnh: Flickr.Khu phố chợ đêm Silom ở Thái Lan hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm. Thành lập vào năm 2001 với chiều dài khoảng 1 km gồm 6 làn đường, phố đi bộ Silom là khu vực thương mại đông đúc, thu hút 50.000-150.000 người ghé thăm vào cuối tuần. Hàm lượng khí thải và bụi mịn trong không khí cũng giảm rõ rệt sau khi con phố xây dựng thúc đẩy người dân đi bộ nhiều hơn. Ảnh: Touristbangkok.Vịnh Đồng La là trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hong Kong. Phố mua sắm Russet Street dài 250 m, thường được hình dung gắn liền với những thương hiệu xa xỉ và là biểu tượng của ngành thời trang xa xỉ tại Hong Kong. Giá thuê mặt bằng trung bình tại đây vào khoảng 2.671 USD/feet vuông (thời điểm quý II/2018). Đây cũng được xếp hạng là con phố mua sắm đắt đỏ nhất thế giới, vượt mặt các trung tâm mua sắm sầm uất ở New York, London hay Paris. Ảnh: Nikkei Asian Review. Phố Nam Kinh tại Thượng Hải được mệnh danh là con phố số một Trung Quốc. Ước tính, tổng doanh thu thương mại do phố đi bộ Nam Kinh mang lại hàng năm là 11,6 tỷ NDT (1,6 tỷ USD). Lưu lượng người đi bộ tại đây ngày trong tuần khoảng 800.000 lượt người và ngày cuối tuần lên tới 1,3 triệu người. Ảnh: Craig Bright. Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. HCM) thành lập năm 2015, với khoảng 3.300 người đi bộ ngày trong tuần và hơn 6.000 người thời điểm cuối tuần. Theo khảo sát của Sở GTVT, tổng chi tiêu dự tính ở phố đi bộ Nguyễn Huệ khoảng 2,3 tỷ đồng/ngày thường và 11,8 tỷ đồng/ngày cuối tuần (bao gồm chi phí khách sạn, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí). Ảnh: Lê Quân. Phố Tây Bùi Viện chính thức mở cửa vào tháng 7/2017, là phố đi bộ thứ hai ở TP. HCM. Phố Bùi Viện có hơn 5.400 người đi bộ/ngày thường và 7.100 người/ngày cuối tuần. Sở GTVT ước tính chi tiêu dự tính 2,8 tỷ đồng/ngày thường và 8 tỷ đồng/ngày cuối tuần cho các hoạt động mua sắm, ăn uống, giải trí tại đây. Ảnh: Quỳnh Danh.
Phố đi bộ Die Zeil (Frankfurt) là con phố mua sắm lớn nhất nước Đức. Theo dữ liệu từ Planetizen năm 2019, có khoảng 11.420 người ghé thăm khu phố này mỗi ngày. Được thành lập vào năm 1992, Die Zeil cũng tập trung nhiều trung tâm mua sắm, cửa hàng phục vụ nhu cầu thư giãn, đi dạo và mua sắm của du khách. Ảnh: Frankfurt.
Exhibition Road (London) được xây dựng năm 2011 là một trong những con phố đi bộ nổi tiếng nhất thế giới. Theo KBOC, số lượng du khách và người đi bộ tại đây tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 2013-2018. Nhiều bảo tàng nghệ thuật lớn như Bảo tàng Victoria và Albert, Bảo tàng Khoa học và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên cũng nằm trên con đường này. Ảnh: The Times UK.
Phố Stroget tại thành phố Copenhagen là phố đi bộ nổi tiếng nhất Đan Mạch. Theo Global Designing Cities, phố Stroget giúp tăng không gian dành cho người đi bộ lên gấp 6 lần. Ngoài ra, Stoget tạo điều kiện phát triển dịch vụ ăn uống với 7.020 chỗ ngồi café ngoài trời và tăng 400% khả năng dừng chân và ở lại thành phố Copenhagen. Ảnh: Flickr.
Khu phố chợ đêm Silom ở Thái Lan hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm. Thành lập vào năm 2001 với chiều dài khoảng 1 km gồm 6 làn đường, phố đi bộ Silom là khu vực thương mại đông đúc, thu hút 50.000-150.000 người ghé thăm vào cuối tuần. Hàm lượng khí thải và bụi mịn trong không khí cũng giảm rõ rệt sau khi con phố xây dựng thúc đẩy người dân đi bộ nhiều hơn. Ảnh: Touristbangkok.
Vịnh Đồng La là trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hong Kong. Phố mua sắm Russet Street dài 250 m, thường được hình dung gắn liền với những thương hiệu xa xỉ và là biểu tượng của ngành thời trang xa xỉ tại Hong Kong. Giá thuê mặt bằng trung bình tại đây vào khoảng 2.671 USD/feet vuông (thời điểm quý II/2018). Đây cũng được xếp hạng là con phố mua sắm đắt đỏ nhất thế giới, vượt mặt các trung tâm mua sắm sầm uất ở New York, London hay Paris. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Phố Nam Kinh tại Thượng Hải được mệnh danh là con phố số một Trung Quốc. Ước tính, tổng doanh thu thương mại do phố đi bộ Nam Kinh mang lại hàng năm là 11,6 tỷ NDT (1,6 tỷ USD). Lưu lượng người đi bộ tại đây ngày trong tuần khoảng 800.000 lượt người và ngày cuối tuần lên tới 1,3 triệu người. Ảnh: Craig Bright.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. HCM) thành lập năm 2015, với khoảng 3.300 người đi bộ ngày trong tuần và hơn 6.000 người thời điểm cuối tuần. Theo khảo sát của Sở GTVT, tổng chi tiêu dự tính ở phố đi bộ Nguyễn Huệ khoảng 2,3 tỷ đồng/ngày thường và 11,8 tỷ đồng/ngày cuối tuần (bao gồm chi phí khách sạn, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí). Ảnh: Lê Quân.
Phố Tây Bùi Viện chính thức mở cửa vào tháng 7/2017, là phố đi bộ thứ hai ở TP. HCM. Phố Bùi Viện có hơn 5.400 người đi bộ/ngày thường và 7.100 người/ngày cuối tuần. Sở GTVT ước tính chi tiêu dự tính 2,8 tỷ đồng/ngày thường và 8 tỷ đồng/ngày cuối tuần cho các hoạt động mua sắm, ăn uống, giải trí tại đây. Ảnh: Quỳnh Danh.