Cung điện Drottningholm ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển trở thành nơi ở chính thức của hoàng gia nước này vào năm 1981. Công trình này có tổng cộng 600 căn phòng, với những căn phòng phía nam dành riêng cho hoàng tộc, và phần còn lại được mở cửa quanh năm để công chúng tham quan. Ảnh: Getty.Cung điện hoàng gia Monaco được xây như một pháo đài vào năm 1162, hiện là nơi sinh sống của Thân vương Albert II cùng gia đình. Ảnh: Reuters.Cung điện hoàng gia Tây Ban Nha ở thủ đô Madrid có đến 3.000 căn phòng, là nơi làm việc của vua và hoàng hậu cũng như phục vụ việc đón tiếp khách. Kể từ năm 1962, các thành viên hoàng gia nước này sinh sống tại một cung điện khác có tên là Zarzuela. Ảnh: Shutterstock.Cung điện hoàng gia của Na Uy nằm ở thủ đô Oslo có 173 phòng. Nơi đây chính thức trở thành nơi ở của hoàng tộc Na Uy từ năm 1849. Công trình này mở cửa cho người dân tham quan vào những tháng mùa hè trong năm. Ảnh: Reuters.Cung điện Dar al-Makhzen của hoàng gia Morocco được xây vào năm 1864 với những cánh cổng được làm từ đồng mạ vàng. Nơi này không mở cửa cho công chúng mà chỉ được dành để tiếp đón khách khứa của hoàng gia. Ảnh: Getty.Các hoàng đế Nhật Bản cùng gia đình bắt đầu sống tại cung điện hoàng gia ở thủ đô Tokyo từ năm 1868. Cung điện này mỗi năm chỉ mở cửa cho công chúng 2 dịp là ngày 2/1 và sinh nhật hoàng đế. Ảnh: Reuters.Cung điện Mysore ở Ấn Độ thu hút được khoảng 6 triệu khách du lịch mỗi năm. Hiện nó được sử dụng như một bảo tàng lộng lẫy với màn trình diễn âm thanh, ánh sáng rực rỡ hàng đêm. Ảnh: Shutterstock.Cung điện hoàng gia Bỉ ở thủ đô Brussels được xây dựng vào năm 1900 và mở cửa cho công chúng trong mùa hè. Ảnh: Shutterstock.Cung điện Amalienborg ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch được chọn làm nơi ở mùa đông cho hoàng gia nước này. Công trình được thi công vào những năm 1750. Ảnh: Shutterstock.Cung điện hoàng gia ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia được xây dựng vào năm 1866. Rất ít công trình ở khuôn viên cung điện được mở cửa cho công chúng tham quan, và trang phục cũng được quy định rất khắt khe. Ảnh: Shutterstock.Cung điện Raghadan ở thủ đô Amman, Jordan thuộc khu phức hợp hoàng gia Al-Maquar được xây vào năm 1926 với một số đường nét kiến trúc giống với các nhà thờ Hồi giáo. Ảnh: Getty.Cung điện hoàng gia Hà Lan nằm ở thủ đô Amsterdam, được xây vào thế kỷ 17, nay được sử dụng như địa điểm để vua và hoàng hậu tiếp đón, tổ chức tiệc chiêu đãi khách khứa đặc biệt. Ảnh: Shutterstock.Cung điện hoàng gia ở thủ đô Bangkok, Thái Lan được xây vào năm 1782 và được chọn làm nơi ở chính thức của nhà vua đến tận năm 1925. Một trong những điểm thu hút du khách của cung điện này là ngôi đền chứa một bức tượng từ thế kỷ 14. Ảnh: Shutterstock.Cung điện hoàng gia Hungary được xây từ thế kỷ 13 và trải qua khá nhiều đợt trùng tu. Các địa điểm hấp dẫn nhất ở cung điện này là bảo tàng, phòng trưng bày quốc gia, và thư viện quốc gia. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Drottningholm ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển trở thành nơi ở chính thức của hoàng gia nước này vào năm 1981. Công trình này có tổng cộng 600 căn phòng, với những căn phòng phía nam dành riêng cho hoàng tộc, và phần còn lại được mở cửa quanh năm để công chúng tham quan. Ảnh: Getty.
Cung điện hoàng gia Monaco được xây như một pháo đài vào năm 1162, hiện là nơi sinh sống của Thân vương Albert II cùng gia đình. Ảnh: Reuters.
Cung điện hoàng gia Tây Ban Nha ở thủ đô Madrid có đến 3.000 căn phòng, là nơi làm việc của vua và hoàng hậu cũng như phục vụ việc đón tiếp khách. Kể từ năm 1962, các thành viên hoàng gia nước này sinh sống tại một cung điện khác có tên là Zarzuela. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện hoàng gia của Na Uy nằm ở thủ đô Oslo có 173 phòng. Nơi đây chính thức trở thành nơi ở của hoàng tộc Na Uy từ năm 1849. Công trình này mở cửa cho người dân tham quan vào những tháng mùa hè trong năm. Ảnh: Reuters.
Cung điện Dar al-Makhzen của hoàng gia Morocco được xây vào năm 1864 với những cánh cổng được làm từ đồng mạ vàng. Nơi này không mở cửa cho công chúng mà chỉ được dành để tiếp đón khách khứa của hoàng gia. Ảnh: Getty.
Các hoàng đế Nhật Bản cùng gia đình bắt đầu sống tại cung điện hoàng gia ở thủ đô Tokyo từ năm 1868. Cung điện này mỗi năm chỉ mở cửa cho công chúng 2 dịp là ngày 2/1 và sinh nhật hoàng đế. Ảnh: Reuters.
Cung điện Mysore ở Ấn Độ thu hút được khoảng 6 triệu khách du lịch mỗi năm. Hiện nó được sử dụng như một bảo tàng lộng lẫy với màn trình diễn âm thanh, ánh sáng rực rỡ hàng đêm. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện hoàng gia Bỉ ở thủ đô Brussels được xây dựng vào năm 1900 và mở cửa cho công chúng trong mùa hè. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Amalienborg ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch được chọn làm nơi ở mùa đông cho hoàng gia nước này. Công trình được thi công vào những năm 1750. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện hoàng gia ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia được xây dựng vào năm 1866. Rất ít công trình ở khuôn viên cung điện được mở cửa cho công chúng tham quan, và trang phục cũng được quy định rất khắt khe. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện Raghadan ở thủ đô Amman, Jordan thuộc khu phức hợp hoàng gia Al-Maquar được xây vào năm 1926 với một số đường nét kiến trúc giống với các nhà thờ Hồi giáo. Ảnh: Getty.
Cung điện hoàng gia Hà Lan nằm ở thủ đô Amsterdam, được xây vào thế kỷ 17, nay được sử dụng như địa điểm để vua và hoàng hậu tiếp đón, tổ chức tiệc chiêu đãi khách khứa đặc biệt. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện hoàng gia ở thủ đô Bangkok, Thái Lan được xây vào năm 1782 và được chọn làm nơi ở chính thức của nhà vua đến tận năm 1925. Một trong những điểm thu hút du khách của cung điện này là ngôi đền chứa một bức tượng từ thế kỷ 14. Ảnh: Shutterstock.
Cung điện hoàng gia Hungary được xây từ thế kỷ 13 và trải qua khá nhiều đợt trùng tu. Các địa điểm hấp dẫn nhất ở cung điện này là bảo tàng, phòng trưng bày quốc gia, và thư viện quốc gia. Ảnh: Shutterstock.