Những chiếc máy bay đại gia Việt sở hữu giờ ra sao?

Google News

Một số đại gia Việt từng sở hữu máy bay riêng như ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), tỷ phú Trần Đình Long, ông Trịnh Văn Quyết (thời kỳ làm lãnh đạo FLC)... Tuy nhiên, tất cả đều đã chuyển nhượng.

Beechcraft King Air350 của bầu Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch tập đoàn HAGL được biết là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng (nếu không kể đến ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Ba Huy thời kỳ 1930-1940).
Năm 2008, bầu Đức chi khoảng 5 triệu USD mua lại chiếc Beechcraft King Air350. Sau đó, bầu Đức chi thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật... để đưa vào khai thác.
Nhung chiec may bay dai gia Viet so huu gio ra sao?
Bầu Đức là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng. Ảnh: Internet
Chiếc Beechcraft King Air350 của bầu Đức là máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005. Đường bay chủ yếu của King Air 350 là kết nối từ TP HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmmar với tầm bay hơn 2.000 km.
Năm 2013, bầu Đức "đánh tiếng" sang nhượng chiếc King Air350. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã ngỏ ý mua lại để sử dụng vào mục đích bay kiểm tra thiết bị thu - phát sóng trên các đường bay. Thế nhưng sau đó, thương vụ này lại về tay Vietstar Airlines là hãng bay hoạt động trong lĩnh vực hàng không chung. Giá bán chiếc King Air350 không được tiết lộ.
Năm 2014, người ta thấy bầu Đức đi lại liên tục bằng chiếc máy bay phản lực Legacy600 hạng sang, có cabin với nội thất tiện nghi, sức chứa 13 chỗ ngồi. Nhà chức trách hàng không Việt Nam cho biết, máy bay này được khai thác dưới sự đăng ký của một cá nhân nước ngoài và bầu Đức chỉ là người thuê lại. Sau đó vài năm, chiếc Legacy60 cũng không còn khai thác ở Việt Nam..
Trực thăng của tỷ phú Trần Đình Long
Tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát là người sở hữu máy bay riêng thứ hai tại Việt Nam.
Năm 2010, ông Trần Đình Long đăng ký sở hữu máy bay là chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi. Đây là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không, mà bay phía dưới. Do đó, mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.
Nhung chiec may bay dai gia Viet so huu gio ra sao?-Hinh-2
 Trực thăng EC 135P2i của Tập đoàn Hòa Phát đã được bán cho Công ty VinaCopter của Hồng Kông. Ảnh: Người lao động
Chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát đã thuê Công ty dịch vụ bay miền Bắc thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc bảo dưỡng, lo thủ tục sử dụng chiếc EC 135P2i. Giá trị máy bay của vị đại gia này khoảng 5 triệu USD (tính cả thuế).
Sau một thời gian sử dụng, tỷ phú Trần Đình Long bán máy bay cho Công ty VinaCopter của Hong Kong.
Trực thăng của ông Trịnh Văn Quyết
Năm 2014, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC tuyên bố tập đoàn sẽ tham gia vào kinh doanh dịch vụ cho thuê trực thăng và du thuyền. Theo đó, FLC mua hai chiếc trực thăng có trị giá trên 1000 tỷ đồng, với tham vọng là hãng đầu tiên tiên khai thác dịch vụ trực thăng bay tới các điểm du lịch mà FLC đang quản lý.
Nhung chiec may bay dai gia Viet so huu gio ra sao?-Hinh-3
 Một trong những chiếc trực thăng gắn logo của FLC Group được bán cho đối tác. Ảnh: Nhadautu
Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào khác thác, nhận thấy dịch vụ sử dụng trực thăng tại Việt Nam còn gặp nhiều bất cập nên ông Trịnh Văn Quyết đã đặt bút ký sang nhượng hai chiếc trực thăng cho đối tác.

Hai máy bay quân sự bất ngờ va chạm nhau trên không



Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)