Vùng ven duyên hải Nam Trung Bộ từ lâu được định hình bởi những ngôi nhà 1 tầng đơn giản, mang dáng dấp tuy đơn giản nhưng có một sức hút đặc biệt.Tọa lạc tại Tuy Phong (Bình Thuận), TP House được cải tạo từ căn nhà cũ xây vào những năm 1960. Đây là một thách thức lớn đối với kiến trúc sư.Nhược điểm của căn nhà cũ là xây theo lối kiến trúc truyền thống, công năng không được phân chia hợp lý và không có giải pháp về thông gió tự nhiên.Gia chủ là người Việt định cư ở nước ngoài, muốn cải tạo lại nhà thờ tổ. Do tiếp xúc với tư duy kiến trúc nước ngoài, nên gia chủ muốn một giải pháp thiết kế pha trộn giữa truyền thống và hiện đại.Để đáp ứng mong muốn của gia chủ, kiến trúc sư tổ chức lại các không gian bên trong cũng như đơn giản hóa chức năng của căn nhà. Theo đó, ngôi nhà được chia theo quy tắc một phần ba (1:3), tách biệt giữa truyền thống và hiện đại.Tại không gian thờ cúng, gia chủ muốn tận dụng nội thất cũ.Không gian sinh hoạt được phân chia bằng việc sử dụng nội thất, kết hợp với sân vườn bên trong và giếng trời lớn, giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên và góp phần tạo nên không gian sống tiện nghi.Kiến trúc sư cũng xem xét thử nghiệm giải pháp thiết kế mặt đứng, góp phần đem lại một điều gì đó mới nhưng không quá tách biệt cho khu phố tạo bởi những dãy nhà trệt.Với hệ thống cửa sổ quay, cửa chính và một số chi tiết trang trí khác ở mặt tiền, kiến trúc sư sử dụng gỗ địa phương làm vật liệu.Loại gỗ này có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ tiệm mộc nào tại địa phương và đã được ứng dụng từ lâu trong xây dựng nhà ở.Hơn nữa, với tính dẻo và khả năng chống nước, loại gỗ này chứng minh được độ bền qua năm tháng và trở thành đặc sản của các ngôi nhà địa phương.Không gian phòng ngủ đơn giản nhưng thoáng đãng. Nguồn ảnh: Quang TrầnCận cảnh biệt thự đẹp như mơ của diễn viên Mạnh Trường
Vùng ven duyên hải Nam Trung Bộ từ lâu được định hình bởi những ngôi nhà 1 tầng đơn giản, mang dáng dấp tuy đơn giản nhưng có một sức hút đặc biệt.
Tọa lạc tại Tuy Phong (Bình Thuận), TP House được cải tạo từ căn nhà cũ xây vào những năm 1960. Đây là một thách thức lớn đối với kiến trúc sư.
Nhược điểm của căn nhà cũ là xây theo lối kiến trúc truyền thống, công năng không được phân chia hợp lý và không có giải pháp về thông gió tự nhiên.
Gia chủ là người Việt định cư ở nước ngoài, muốn cải tạo lại nhà thờ tổ. Do tiếp xúc với tư duy kiến trúc nước ngoài, nên gia chủ muốn một giải pháp thiết kế pha trộn giữa truyền thống và hiện đại.
Để đáp ứng mong muốn của gia chủ, kiến trúc sư tổ chức lại các không gian bên trong cũng như đơn giản hóa chức năng của căn nhà. Theo đó, ngôi nhà được chia theo quy tắc một phần ba (1:3), tách biệt giữa truyền thống và hiện đại.
Tại không gian thờ cúng, gia chủ muốn tận dụng nội thất cũ.
Không gian sinh hoạt được phân chia bằng việc sử dụng nội thất, kết hợp với sân vườn bên trong và giếng trời lớn, giúp tăng cường ánh sáng tự nhiên và góp phần tạo nên không gian sống tiện nghi.
Kiến trúc sư cũng xem xét thử nghiệm giải pháp thiết kế mặt đứng, góp phần đem lại một điều gì đó mới nhưng không quá tách biệt cho khu phố tạo bởi những dãy nhà trệt.
Với hệ thống cửa sổ quay, cửa chính và một số chi tiết trang trí khác ở mặt tiền, kiến trúc sư sử dụng gỗ địa phương làm vật liệu.
Loại gỗ này có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ tiệm mộc nào tại địa phương và đã được ứng dụng từ lâu trong xây dựng nhà ở.
Hơn nữa, với tính dẻo và khả năng chống nước, loại gỗ này chứng minh được độ bền qua năm tháng và trở thành đặc sản của các ngôi nhà địa phương.
Không gian phòng ngủ đơn giản nhưng thoáng đãng. Nguồn ảnh: Quang Trần