Những ngày tháng 9 âm lịch, người dân xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lại cùng nhau thức đêm, mang theo đèn pin ra ruộng thu hoạch con rươi, một loại đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.Để bắt rươi, người dân phải dùng đèn pin để kiểm tra lượng rươi. Rươi được thu hoạch trên cánh đồng triển khai mô hình trồng lùa hữu cơ kết hợp khai thác rươi nội đồng. Sau khi thu hoạch lúa, người dân sẽ đắp bờ, cải tạo đất làm môi trường cho rươi bật lên để thu hoạch.Theo người dân thôn An Định (xã An Thanh), họ thu hoạch nước rươi đầu tiên trong năm nay cách đây khoảng 1 tuần. Do là đầu vụ nên số lượng không nhiều, từ vài kg đến vài chục kg/ruộng. Trời sẩm tối, trên cánh đồng mênh mông, một số ruộng bật điện sáng, báo hiệu ruộng đó sẽ thu hoạch rươi trong đêm. Thời điểm khoảng 19h-20h tối, nước thủy triều ở sông bắt đầu rút, đây cũng là thời điểm rươi sẽ ngoi lên. Lúc thủy triều xuống, nước từ trong ruộng rươi từ từ chảy qua cống thoát nước để ra sông. Những con rươi đã bắt đầu nổi lên bơi mỗi ngày một dày về phía miệng cống.Lúc này, anh Phạm Văn Dĩnh, người dân thôn An Định đã đứng trực bên miệng cống thoát nước. Đợi những con rươi theo dòng nước vào lưới đã giăng sẵn, anh Dĩnh chỉ việc thu lên đổ những con rươi từ lưới vào rổ.Theo anh Dĩnh, nhà anh có 7 sào rươi, năm ngoái thu hoạch được khoảng 70kg, năm nay nước rươi đầu tiên cách đây hai ngày gia đình anh đã thu hoạch được 15kg. Mẻ lưới đầu tiên anh Dĩnh đã thu được khoảng 3kg.Rươi từ lưới sẽ được đổ vào trong rổ để rửa và nhặt tạp chất. Sau đó, chúng sẽ được đổ lên một chiếc sàng tre mắt to. Sau đó, những con rươi sẽ lọt qua mắt sàng rơi xuống những chiếc chậu để bên dưới. Cứ khoảng 20 phút, thấy lưới hơi nặng anh Dĩnh lại nhấc rươi lên đổ vào chiếc rổ. Khoảng gần 21h anh đã thu hoạch được hơn 10kg rươi.Gia đình Phạm Thị Đoan có 6 sào ruộng cấy lúa 2 vụ. Năm 2021 gia đình chị đã cải tạo đất để cấy lúa 1 vụ và 1 vụ rươi. Năm ngoái vụ rươi đầu tiên gia đình chị thu hoạch được khoảng 30kg.Chị Đoan cho biết, để chuẩn bị ruộng nuôi rươi, khoảng 4 năm trước gia đình chị đã không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Việc cấy lúa chỉ dùng phân gà ủ mục và ngô hạt để cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tạo mùn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của con rươi.Chị Phạm Thị Đoan thu được hơn 20 kg trong một buổi tốiNiềm vui của chị Đoan với số lượng rươi thu hoạch được.Chị Đoan nhặt sạch rươi trước khi mang đến điểm thu mua.Trời về khuya, nước ở các ruộng rươi đã cạn trơ đáy, lúc này người dân thu dọn dụng cụ, mang rươi vừa thu hoạch đến điểm thu mua.Người dân mang rươi vừa thu hoạch đến điểm thu mua.Để bảo đảm rươi còn sống về tận tay người mua, thương lái sẽ cho chai nước đá vào hộp xốp chứa rươi để đủ độ lạnh.Hiện giá rươi đầu mùa ở An Thanh đang dao động từ 300-350.000 đồng/kg. Mỗi tối thu hoạch người dân cũng có vài triệu đồng.Ông Phạm Văn Thiệp, Phó Chủ tịch UBND xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết, hiện tổng diện tích nuôi rươi của toàn xã vào khoảng 280ha, với gần 400 hộ tham gia sản xuất. Trong đó có 130 ha ngoài bãi và 150 ha trong đồng. Năm ngoái, sản lượng rươi của An Thanh đạt khoảng 100 tấn, năm nay ước đạt khoảng 115 tấn.Thôn An Định là thôn tập trung khoảng 50% diện tích nuôi rươi của xã An Thanh. Người dân ở đây cho biết, bình thường con rươi sống sâu khoảng 30-40cm dưới mặt đất. Vào tháng 9, tháng 10 âm lịch khi nước thủy triều ngoài sông rút đi, rươi mới nổi lên mặt nước và người dân sẽ được vớt "lộc trời".Ông Phạm Văn Cường, trưởng thôn An định cho biết, người dân thôn ông đã nuôi rươi ở ngoài bãi sông khoảng 15 năm nay. Cách đây 7 năm khi thấy hiệu quả kinh tế của con rươi, người dân trong thôn thống nhất dồn ô đổ thửa, chỉnh trang toàn bộ diện tích cấy lúa ở trong đồng để nuôi rươi. Đến nay, 97% diện tích ruộng của thôn An Định đã sản xuất theo mô hình nuôi rươi và cấy lúa hữu cơ. Gọi là “nuôi” nhưng người dân ở đây chỉ tạo môi trường sạch không có hóa chất để thu hút rươi từ sông cái theo con nước về ruộng ở và tự sinh sản chứ không cho rươi ăn hay sử dụng thuốc, chế phẩm gì. Rươi An Thanh nổi tiếng ngon, nhiều bột và được thương lái săn đón ngay sau khi thu hoạch.>>> Mời độc giả xem thêm video Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn: THĐT)
Những ngày tháng 9 âm lịch, người dân xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) lại cùng nhau thức đêm, mang theo đèn pin ra ruộng thu hoạch con rươi, một loại đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Để bắt rươi, người dân phải dùng đèn pin để kiểm tra lượng rươi. Rươi được thu hoạch trên cánh đồng triển khai mô hình trồng lùa hữu cơ kết hợp khai thác rươi nội đồng. Sau khi thu hoạch lúa, người dân sẽ đắp bờ, cải tạo đất làm môi trường cho rươi bật lên để thu hoạch.
Theo người dân thôn An Định (xã An Thanh), họ thu hoạch nước rươi đầu tiên trong năm nay cách đây khoảng 1 tuần. Do là đầu vụ nên số lượng không nhiều, từ vài kg đến vài chục kg/ruộng. Trời sẩm tối, trên cánh đồng mênh mông, một số ruộng bật điện sáng, báo hiệu ruộng đó sẽ thu hoạch rươi trong đêm. Thời điểm khoảng 19h-20h tối, nước thủy triều ở sông bắt đầu rút, đây cũng là thời điểm rươi sẽ ngoi lên. Lúc thủy triều xuống, nước từ trong ruộng rươi từ từ chảy qua cống thoát nước để ra sông. Những con rươi đã bắt đầu nổi lên bơi mỗi ngày một dày về phía miệng cống.
Lúc này, anh Phạm Văn Dĩnh, người dân thôn An Định đã đứng trực bên miệng cống thoát nước. Đợi những con rươi theo dòng nước vào lưới đã giăng sẵn, anh Dĩnh chỉ việc thu lên đổ những con rươi từ lưới vào rổ.
Theo anh Dĩnh, nhà anh có 7 sào rươi, năm ngoái thu hoạch được khoảng 70kg, năm nay nước rươi đầu tiên cách đây hai ngày gia đình anh đã thu hoạch được 15kg.
Mẻ lưới đầu tiên anh Dĩnh đã thu được khoảng 3kg.
Rươi từ lưới sẽ được đổ vào trong rổ để rửa và nhặt tạp chất. Sau đó, chúng sẽ được đổ lên một chiếc sàng tre mắt to. Sau đó, những con rươi sẽ lọt qua mắt sàng rơi xuống những chiếc chậu để bên dưới. Cứ khoảng 20 phút, thấy lưới hơi nặng anh Dĩnh lại nhấc rươi lên đổ vào chiếc rổ. Khoảng gần 21h anh đã thu hoạch được hơn 10kg rươi.
Gia đình Phạm Thị Đoan có 6 sào ruộng cấy lúa 2 vụ. Năm 2021 gia đình chị đã cải tạo đất để cấy lúa 1 vụ và 1 vụ rươi. Năm ngoái vụ rươi đầu tiên gia đình chị thu hoạch được khoảng 30kg.
Chị Đoan cho biết, để chuẩn bị ruộng nuôi rươi, khoảng 4 năm trước gia đình chị đã không sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Việc cấy lúa chỉ dùng phân gà ủ mục và ngô hạt để cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tạo mùn phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của con rươi.
Chị Phạm Thị Đoan thu được hơn 20 kg trong một buổi tối
Niềm vui của chị Đoan với số lượng rươi thu hoạch được.
Chị Đoan nhặt sạch rươi trước khi mang đến điểm thu mua.
Trời về khuya, nước ở các ruộng rươi đã cạn trơ đáy, lúc này người dân thu dọn dụng cụ, mang rươi vừa thu hoạch đến điểm thu mua.
Người dân mang rươi vừa thu hoạch đến điểm thu mua.
Để bảo đảm rươi còn sống về tận tay người mua, thương lái sẽ cho chai nước đá vào hộp xốp chứa rươi để đủ độ lạnh.
Hiện giá rươi đầu mùa ở An Thanh đang dao động từ 300-350.000 đồng/kg. Mỗi tối thu hoạch người dân cũng có vài triệu đồng.
Ông Phạm Văn Thiệp, Phó Chủ tịch UBND xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết, hiện tổng diện tích nuôi rươi của toàn xã vào khoảng 280ha, với gần 400 hộ tham gia sản xuất. Trong đó có 130 ha ngoài bãi và 150 ha trong đồng. Năm ngoái, sản lượng rươi của An Thanh đạt khoảng 100 tấn, năm nay ước đạt khoảng 115 tấn.
Thôn An Định là thôn tập trung khoảng 50% diện tích nuôi rươi của xã An Thanh. Người dân ở đây cho biết, bình thường con rươi sống sâu khoảng 30-40cm dưới mặt đất. Vào tháng 9, tháng 10 âm lịch khi nước thủy triều ngoài sông rút đi, rươi mới nổi lên mặt nước và người dân sẽ được vớt "lộc trời".
Ông Phạm Văn Cường, trưởng thôn An định cho biết, người dân thôn ông đã nuôi rươi ở ngoài bãi sông khoảng 15 năm nay. Cách đây 7 năm khi thấy hiệu quả kinh tế của con rươi, người dân trong thôn thống nhất dồn ô đổ thửa, chỉnh trang toàn bộ diện tích cấy lúa ở trong đồng để nuôi rươi. Đến nay, 97% diện tích ruộng của thôn An Định đã sản xuất theo mô hình nuôi rươi và cấy lúa hữu cơ. Gọi là “nuôi” nhưng người dân ở đây chỉ tạo môi trường sạch không có hóa chất để thu hút rươi từ sông cái theo con nước về ruộng ở và tự sinh sản chứ không cho rươi ăn hay sử dụng thuốc, chế phẩm gì. Rươi An Thanh nổi tiếng ngon, nhiều bột và được thương lái săn đón ngay sau khi thu hoạch.
>>> Mời độc giả xem thêm video Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn: THĐT)