Hằng năm, mùa sứa biển bắt đầu từ giữa tháng 3 đến tháng 5, 6... Nhiều năm trở lại đây, sứa biển được thương lái mua với giá rất cao nên nghề săn sứa biển cũng giúp ngư dân thu được tiền triệu mỗi ngày.Để bắt được sứa biển, hầu hết ngư dân phải thức trắng đêm. Theo chia sẻ của nhiều ngư dân, khi được mùa, hầu như ra khơi đụng đến đâu là có sứa đến đó. Nhiều ngư dân chỉ lo không có sức vớt sứa. Bởi sứa rất nặng, để vớt được sứa lên thuyền và đảm bảo sứa còn nguyên vẹn thường mất rất nhiều sức. Ảnh: Báo đà nẵng.Cũng chính vì thế, để hạn chế mất sức, nhiều ngư dân sử dụng lưới mặt to để giăng bắt sứa. Ảnh: Zing.Sứa bắt được thường trữ trong các khoang lớn của thuyền, thúng trước khi tập kết vào bờ. Ảnh: Báo Thanh Hóa.Khi thuyền vào đến gần bờ, người dân phải mang xe kéo ra tận thuyền để chuyền sứa vào. Ảnh:Để tránh sứa biển dính vào người gây rát da thậm chí là nhiễm trùng, người dân thường mang áo quần bảo hộ, tay chân đều được bịt kín tránh tiếp xúc với sứa. Ảnh: Báo mới.Đối với khu vực biển bãi ngang công tác chuyền sứa vào bờ có phần khó khăn hơn.Sứa biển được ví như vàng trắng bởi nó mang lại giá trị kinh tế rất cao. Trung bình mỗi con sứa có giá từ 9.000 - 14.000 đồng/con. Mỗi chuyến ra khơi săn vàng trắng nếu may mắn, mỗi thuyền có thể thu về vài triệu đến cả chục triệu một ngày là chuyện rất bình thường. Ảnh: Văn hóa.Sứa biển được mùa không chỉ mang lại kinh tế cho ngư dân mà nhiều người làm thuê cũng kiếm được công ăn việc làm. Bởi các xưởng sứa sấy thường rất cần nhân công sơ chế sứa trong những ngày này.Công việc chính của người sơ chế sứa là cắt nhỏ sứa trước khi cho vào bồn ngâm muối và phèn chua.... Mỗi ngày họ kiếm được ít nhất 100.000 - 150.000 đồng. Ảnh: Báo Nghệ An.Sứa biển sấy hiện nay rất đắt hàng ở thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho ngư dân vùng biển. Ảnh: Báo Quảng Trị.
Hằng năm, mùa sứa biển bắt đầu từ giữa tháng 3 đến tháng 5, 6... Nhiều năm trở lại đây, sứa biển được thương lái mua với giá rất cao nên nghề săn sứa biển cũng giúp ngư dân thu được tiền triệu mỗi ngày.
Để bắt được sứa biển, hầu hết ngư dân phải thức trắng đêm. Theo chia sẻ của nhiều ngư dân, khi được mùa, hầu như ra khơi đụng đến đâu là có sứa đến đó. Nhiều ngư dân chỉ lo không có sức vớt sứa. Bởi sứa rất nặng, để vớt được sứa lên thuyền và đảm bảo sứa còn nguyên vẹn thường mất rất nhiều sức. Ảnh: Báo đà nẵng.
Cũng chính vì thế, để hạn chế mất sức, nhiều ngư dân sử dụng lưới mặt to để giăng bắt sứa. Ảnh: Zing.
Sứa bắt được thường trữ trong các khoang lớn của thuyền, thúng trước khi tập kết vào bờ. Ảnh: Báo Thanh Hóa.
Khi thuyền vào đến gần bờ, người dân phải mang xe kéo ra tận thuyền để chuyền sứa vào. Ảnh:
Để tránh sứa biển dính vào người gây rát da thậm chí là nhiễm trùng, người dân thường mang áo quần bảo hộ, tay chân đều được bịt kín tránh tiếp xúc với sứa. Ảnh: Báo mới.
Đối với khu vực biển bãi ngang công tác chuyền sứa vào bờ có phần khó khăn hơn.
Sứa biển được ví như vàng trắng bởi nó mang lại giá trị kinh tế rất cao. Trung bình mỗi con sứa có giá từ 9.000 - 14.000 đồng/con. Mỗi chuyến ra khơi săn vàng trắng nếu may mắn, mỗi thuyền có thể thu về vài triệu đến cả chục triệu một ngày là chuyện rất bình thường. Ảnh: Văn hóa.
Sứa biển được mùa không chỉ mang lại kinh tế cho ngư dân mà nhiều người làm thuê cũng kiếm được công ăn việc làm. Bởi các xưởng sứa sấy thường rất cần nhân công sơ chế sứa trong những ngày này.
Công việc chính của người sơ chế sứa là cắt nhỏ sứa trước khi cho vào bồn ngâm muối và phèn chua.... Mỗi ngày họ kiếm được ít nhất 100.000 - 150.000 đồng. Ảnh: Báo Nghệ An.
Sứa biển sấy hiện nay rất đắt hàng ở thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho ngư dân vùng biển. Ảnh: Báo Quảng Trị.