Sau nhiều ngày biển động, mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, hàng nghìn tàu thuyền vào các khu neo đậu ở Hà Tĩnh tránh trú.Tại khu neo đậu, tránh trú bão ở cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) có hơn 300 tàu cá trong và ngoài tỉnh tạm lánh thiên tai. Đến nay, khi thời tiết thuận lợi, ngư dân chuẩn bị dụng cụ, vươn khơi trở lại.Tại Cảng cá Cửa Sót, 2 ngày nay cũng đã nhộn nhịp trở lại. Ở khu vực cửa biển, những con thuyền đánh cá ngược xuôi suốt ngày đêm.“Do mưa lớn, biển động nên tàu thuyền phải nằm bờ gần 1 tuần, nay nắng ấm nên ai nấy gấp rút ra khơi để thu về sản lượng hải sản dồi dào”, ngư dân Việt (xã Thạch Kim), cho hay. Trong hình, những con thuyền công suất lớn đi biển dài ngày cũng đang gấp rút chuẩn bị hoặc đang hối hả khởi hành.Ngư dân chuẩn bị xăng dầu, ngư lưới cụ, đá xay và thực phẩm chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày.Tàu cá bắt đầu vươn khơi thu “lộc biển”Ngư dân đan lưới, ngư cụ mới cho tàu thuyền vươn khơi bám biển.Từ sáng sớm, thuyền đánh bắt gần bờ đã cập cảng mang về đầy cá tôm, ngư dân phải làm việc luôn tay để đưa hải sản lên bờ.Trên bến cảng, không khí làm việc sôi động, nhộn nhịp cũng đang diễn ra với hàng trăm tiểu thương thu mua hải sản và tiếp tế hậu cần phục vụ sản xuất.Lãnh đạo Ban Quản lý các Cảng cá Hà Tĩnh cho biết, tất cả các tàu thuyền vào tránh trú mưa bão đều đã xuất bến. Đội tàu đánh bắt ở vùng gần bờ (đi biển 1 - 2 ngày/chuyến) sau khi ra khơi đã mang hàng chục tấn ghẹ, cá, tôm, ốc vào bờ bán cho thương lái.Với đội tàu 120 chiếc, chuyên đánh bắt ở vùng lộng, ngay khi trời hửng nắng ngư dân xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) đã gấp rút ra khơi.Lãnh đạo UBND xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) cho biết xã có đội tàu nhỏ, đánh bắt gần bờ. Những ngày qua, thời tiết nắng ấm, biển bình yên nên ngư dân đều cho tàu vươn khơi. Theo kinh nghiệm, sau các đợt biển động sẽ dễ trúng đậm tôm, cá.“Sau những ngày mưa lớn có nhiều phù du từ đất liền trôi ra, vùng biển gần bờ thu hút ghẹ, tôm cá vào kiếm ăn nên ngư dân đánh bắt được khá nhiều. Sau khi trừ chi phí, mỗi chuyến chúng tôi có thể thu được khoản tiền công từ 300-500.000 đồng/người”, ngư dân xã Thịnh Lộc cho hay.
Sau nhiều ngày biển động, mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, hàng nghìn tàu thuyền vào các khu neo đậu ở Hà Tĩnh tránh trú.
Tại khu neo đậu, tránh trú bão ở cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) có hơn 300 tàu cá trong và ngoài tỉnh tạm lánh thiên tai. Đến nay, khi thời tiết thuận lợi, ngư dân chuẩn bị dụng cụ, vươn khơi trở lại.
Tại Cảng cá Cửa Sót, 2 ngày nay cũng đã nhộn nhịp trở lại. Ở khu vực cửa biển, những con thuyền đánh cá ngược xuôi suốt ngày đêm.
“Do mưa lớn, biển động nên tàu thuyền phải nằm bờ gần 1 tuần, nay nắng ấm nên ai nấy gấp rút ra khơi để thu về sản lượng hải sản dồi dào”, ngư dân Việt (xã Thạch Kim), cho hay. Trong hình, những con thuyền công suất lớn đi biển dài ngày cũng đang gấp rút chuẩn bị hoặc đang hối hả khởi hành.
Ngư dân chuẩn bị xăng dầu, ngư lưới cụ, đá xay và thực phẩm chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày.
Tàu cá bắt đầu vươn khơi thu “lộc biển”
Ngư dân đan lưới, ngư cụ mới cho tàu thuyền vươn khơi bám biển.
Từ sáng sớm, thuyền đánh bắt gần bờ đã cập cảng mang về đầy cá tôm, ngư dân phải làm việc luôn tay để đưa hải sản lên bờ.
Trên bến cảng, không khí làm việc sôi động, nhộn nhịp cũng đang diễn ra với hàng trăm tiểu thương thu mua hải sản và tiếp tế hậu cần phục vụ sản xuất.
Lãnh đạo Ban Quản lý các Cảng cá Hà Tĩnh cho biết, tất cả các tàu thuyền vào tránh trú mưa bão đều đã xuất bến. Đội tàu đánh bắt ở vùng gần bờ (đi biển 1 - 2 ngày/chuyến) sau khi ra khơi đã mang hàng chục tấn ghẹ, cá, tôm, ốc vào bờ bán cho thương lái.
Với đội tàu 120 chiếc, chuyên đánh bắt ở vùng lộng, ngay khi trời hửng nắng ngư dân xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) đã gấp rút ra khơi.
Lãnh đạo UBND xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) cho biết xã có đội tàu nhỏ, đánh bắt gần bờ. Những ngày qua, thời tiết nắng ấm, biển bình yên nên ngư dân đều cho tàu vươn khơi. Theo kinh nghiệm, sau các đợt biển động sẽ dễ trúng đậm tôm, cá.
“Sau những ngày mưa lớn có nhiều phù du từ đất liền trôi ra, vùng biển gần bờ thu hút ghẹ, tôm cá vào kiếm ăn nên ngư dân đánh bắt được khá nhiều. Sau khi trừ chi phí, mỗi chuyến chúng tôi có thể thu được khoản tiền công từ 300-500.000 đồng/người”, ngư dân xã Thịnh Lộc cho hay.