Sau hơn 20 năm sống ở nơi khác, bố mẹ của kiến trúc sư Trần Thế Sơn quyết định về mảnh đất ông bà tổ tiên để lại ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) để xây dựng nhà. Anh Sơn lắng nghe ý nguyện của bố mẹ và thiết kế một ngôi nhà 2 tầng tiện nghi với cấu trúc nhà bao quanh một khoảng sân và giếng trời. Vì vậy, không gian nào trong nhà cũng thoáng gió, mát mẻ.Ngôi nhà thiết kế chủ yếu dành cho người lớn tuổi nên hướng tới sự tối giản, tiện dụng và mang lại cảm giác ấm cúng gia đình. Ngôn ngữ thiết kế hiện đại nhưng cũng mang chút hơi thở kiến trúc truyền thống, được thể hiện qua hệ mái xéo và hệ cửa bức bàn - loại cửa truyền thống đặc trưng tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ của nước ta.Công trình ở vùng quê nhỏ với nét đặc trưng sinh hoạt bản địa, gắn liền với giá trị văn hóa, đời sống tình cảm, kỷ niệm và ký ức tuổi thơ của những con người trong gia đình. Anh Sơn muốn tạo ra không gian mà ở đó các thành viên gắn kết với nhau và có sự tương tác tích cực với công trình cũng như môi trường thiên nhiên xung quanh.Công trình phát triển ý tưởng dựa trên đặc trưng sinh hoạt của gia đình chủ nhân. Chủ đầu tư là con trai trưởng trong gia đình nên việc thờ tự rất được coi trọng, gian từ đường bố trí chính giữa công trình, phía trước là khoảng sân trung tâm.Khoảng sân trong này là phần trọng tâm của thiết kế, các khối chức năng được bố trí quây quần xung quanh tạo ra sự kết nối mà ở đó các thành viên trong gia đình giao tiếp hàng ngày. Với đặc trưng sinh hoạt ở quê, anh Sơn bố trí 2 không gian bếp. Phần không thể thiếu là khu vực bếp ướt phía sau, nơi chủ nhà có thể sơ chế thực phẩm tươi sống, nấu nướng đồ nặng mùi và quan trọng hơn dịp lễ, Tết, chủ nhà có thể dùng làm nơi lo việc mâm cỗ gia đình.Ngoài việc tạo ra không gian đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gia đình, chủ đầu tư cũng muốn là nơi mà dịp lễ, Tết anh chị em có thể tề tựu đông đủ. Kiến trúc sư bố trí nhiều khoảng sân, sân có mái che, sân ngoài trời. Các không gian này vừa là nơi cho con cháu chạy nhảy chơi đùa, cũng là nơi đại gia đình có thể ngồi quây quần cùng nhau sau nhiều ngày xa cách.Thiết kế cho phép mở hoàn toàn phía Đông Nam bằng việc bố trí dọc các khoảng sân nối tiếp nhau, phương án này cũng giải quyết bài toán khai thác luồng gió mát chính từ hướng Đông Nam, gió được đi vào khoảng sân trung tâm sau đó phân phối và đưa đến các khối chức năng trong công trình.Với diện tích đất 1200m2 anh Sơn bố trí tầng trệt diện tích 250m2 và phần đất còn lại để làm sân chơi, cây xanh và vườn rau. Việc phủ xanh công trình, anh ưu tiên sử dụng cây ăn trái bản địa, đan xen các mảng xanh hoa cỏ, tiểu cảnh. Hệ cây cúc tần treo sử dụng như một rèm chắn nắng tự nhiên. Vườn rau bố trí xung quanh ngôi nhà để chủ nhân có thể gieo trồng rau sạch phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.Anh sử dụng hoàn toàn những vật liệu có sẵn tại địa phương như: Mái ngói phẳng, gỗ tự nhiên, đá tự nhiên... điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ở vùng quê nhỏ, nó cũng góp phần tạo nên thẩm mỹ, sự mộc mạc và yên tĩnh cho ngôi nhà.
Sau hơn 20 năm sống ở nơi khác, bố mẹ của kiến trúc sư Trần Thế Sơn quyết định về mảnh đất ông bà tổ tiên để lại ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) để xây dựng nhà. Anh Sơn lắng nghe ý nguyện của bố mẹ và thiết kế một ngôi nhà 2 tầng tiện nghi với cấu trúc nhà bao quanh một khoảng sân và giếng trời. Vì vậy, không gian nào trong nhà cũng thoáng gió, mát mẻ.
Ngôi nhà thiết kế chủ yếu dành cho người lớn tuổi nên hướng tới sự tối giản, tiện dụng và mang lại cảm giác ấm cúng gia đình. Ngôn ngữ thiết kế hiện đại nhưng cũng mang chút hơi thở kiến trúc truyền thống, được thể hiện qua hệ mái xéo và hệ cửa bức bàn - loại cửa truyền thống đặc trưng tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ của nước ta.
Công trình ở vùng quê nhỏ với nét đặc trưng sinh hoạt bản địa, gắn liền với giá trị văn hóa, đời sống tình cảm, kỷ niệm và ký ức tuổi thơ của những con người trong gia đình. Anh Sơn muốn tạo ra không gian mà ở đó các thành viên gắn kết với nhau và có sự tương tác tích cực với công trình cũng như môi trường thiên nhiên xung quanh.
Công trình phát triển ý tưởng dựa trên đặc trưng sinh hoạt của gia đình chủ nhân. Chủ đầu tư là con trai trưởng trong gia đình nên việc thờ tự rất được coi trọng, gian từ đường bố trí chính giữa công trình, phía trước là khoảng sân trung tâm.
Khoảng sân trong này là phần trọng tâm của thiết kế, các khối chức năng được bố trí quây quần xung quanh tạo ra sự kết nối mà ở đó các thành viên trong gia đình giao tiếp hàng ngày. Với đặc trưng sinh hoạt ở quê, anh Sơn bố trí 2 không gian bếp. Phần không thể thiếu là khu vực bếp ướt phía sau, nơi chủ nhà có thể sơ chế thực phẩm tươi sống, nấu nướng đồ nặng mùi và quan trọng hơn dịp lễ, Tết, chủ nhà có thể dùng làm nơi lo việc mâm cỗ gia đình.
Ngoài việc tạo ra không gian đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gia đình, chủ đầu tư cũng muốn là nơi mà dịp lễ, Tết anh chị em có thể tề tựu đông đủ. Kiến trúc sư bố trí nhiều khoảng sân, sân có mái che, sân ngoài trời. Các không gian này vừa là nơi cho con cháu chạy nhảy chơi đùa, cũng là nơi đại gia đình có thể ngồi quây quần cùng nhau sau nhiều ngày xa cách.
Thiết kế cho phép mở hoàn toàn phía Đông Nam bằng việc bố trí dọc các khoảng sân nối tiếp nhau, phương án này cũng giải quyết bài toán khai thác luồng gió mát chính từ hướng Đông Nam, gió được đi vào khoảng sân trung tâm sau đó phân phối và đưa đến các khối chức năng trong công trình.
Với diện tích đất 1200m2 anh Sơn bố trí tầng trệt diện tích 250m2 và phần đất còn lại để làm sân chơi, cây xanh và vườn rau. Việc phủ xanh công trình, anh ưu tiên sử dụng cây ăn trái bản địa, đan xen các mảng xanh hoa cỏ, tiểu cảnh. Hệ cây cúc tần treo sử dụng như một rèm chắn nắng tự nhiên. Vườn rau bố trí xung quanh ngôi nhà để chủ nhân có thể gieo trồng rau sạch phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày.
Anh sử dụng hoàn toàn những vật liệu có sẵn tại địa phương như: Mái ngói phẳng, gỗ tự nhiên, đá tự nhiên... điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ở vùng quê nhỏ, nó cũng góp phần tạo nên thẩm mỹ, sự mộc mạc và yên tĩnh cho ngôi nhà.