Cứ mỗi buổi sáng sớm, anh Đặng Văn Hóa (37 tuổi, trú xóm 4, xã Nam Kim) lại huy động toàn bộ người thân trong gia đình mang theo nhiều dụng cụ như kéo, rổ, bao tải ra vườn để hái lá chanh. Anh Hóa cho hay, thời điểm này, cây chanh đã ra trái nhưng việc thu hoạch lá bán vẫn được thực hiện đều đặn bình thường.Anh Hóa cho biết, nghề trồng chanh ở xã này có từ những năm 1970. Riêng gia đình anh gắn bó với nghề trồng chanh đã khoảng 35 năm nay. Hiện gia đình anh có hơn 200 gốc chanh nhiều năm tuổi được trồng trên 4 sào đất dưới chân núi Thiên Nhẫn.Thời gian đầu, người dân ở xã Nam Kim chỉ trồng cây chanh xen kẽ trong vườn với những cây ăn quả khác. Nhưng khi thấy cây chanh cho thu nhập tốt hơn những cây khác, người dân bắt đầu chuyển dần sang trồng chanh. "Đây là loại cây dễ tính, có tuổi thọ lâu, mỗi năm chỉ cần chăm sóc 3 lần, mùa nắng thì tưới thường xuyên để giữ nước cho cây", anh Hóa chia sẻ.Anh Hóa cho biết, trước đây, người dân trồng chanh chỉ bán được quả. Tuy nhiên khoảng 2 năm trở lại đây, thương lái đến thu mua lá chanh tươi với giá 35.000-50.000 đồng/kg nên người dân bắt đầu thu hoạch lá để bán. Có lúc cao điểm, người dân thu mua đến 70.000 đồng/1kg nên người dân rất phấn khởi. Mỗi ngày tranh thủ vài giờ đồng hồ buổi sáng, gia đình anh Hóa có thể hái được khoảng 7kg lá, cho thu nhập khá trong những ngày chanh chưa có trái.Lá chanh thường được thu hoạch bằng kéo hoặc hái bằng tay. Trong quá trình thu hoạch lá, người dân sẽ cắt bỏ những cành chanh đã già, không còn khả năng sinh trưởng, tạo điều kiện cho những cành mới phát triển tươi tốt hơn.Lá chanh sau khi hái sẽ được rửa sạch, loại bỏ những lá không đạt yêu cầu như non quá hoặc vàng, hư hỏng.Người dân sau đó để ráo nước và cho vào khay...Lá chanh sau đó được cho vào khay bỏ vào máy sấy khô nước rồi chờ thương lái đến thu mua.Mỗi cây chanh bình quân cho thu hoạch đạt khoảng 3-4kg lá. Lá chanh thu hoạch không được non quá cũng không được quá già. Lá chanh thu hoạch khi đã có màu xanh đậm, bề mặt lá căng mượt, Những lá như vậy mới giữ được hương vị thơm, bùi, cay the đặc trưng.Anh Hóa chia sẻ, thời điểm hái lá chanh tốt nhất là vào buổi sáng. Thời điểm này không làm tổn thương nhiều cho cây và giữ được hương vị thơm, bùi của lá chanh.Được biết, các thương lái thu mua lá chanh về để làm gia vị trong các công ty thực phẩm, nhà hàng. Ngoài ra, lá chanh còn được thu mua dùng để làm dược liệu xông giải cảm, nấu tinh dầu phục vụ cho ngành dược…Ông Phạm Xuân Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Kim (huyện Nam Đàn, Nghệ An), cho biết, toàn xã có hơn 206ha đất trồng chanh. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.Hiện địa phương xã Nam Kim đang cùng người dân trên địa bàn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật để trồng cây chanh sinh trưởng và có năng suất tốt hơn.
Cứ mỗi buổi sáng sớm, anh Đặng Văn Hóa (37 tuổi, trú xóm 4, xã Nam Kim) lại huy động toàn bộ người thân trong gia đình mang theo nhiều dụng cụ như kéo, rổ, bao tải ra vườn để hái lá chanh. Anh Hóa cho hay, thời điểm này, cây chanh đã ra trái nhưng việc thu hoạch lá bán vẫn được thực hiện đều đặn bình thường.
Anh Hóa cho biết, nghề trồng chanh ở xã này có từ những năm 1970. Riêng gia đình anh gắn bó với nghề trồng chanh đã khoảng 35 năm nay. Hiện gia đình anh có hơn 200 gốc chanh nhiều năm tuổi được trồng trên 4 sào đất dưới chân núi Thiên Nhẫn.
Thời gian đầu, người dân ở xã Nam Kim chỉ trồng cây chanh xen kẽ trong vườn với những cây ăn quả khác. Nhưng khi thấy cây chanh cho thu nhập tốt hơn những cây khác, người dân bắt đầu chuyển dần sang trồng chanh. "Đây là loại cây dễ tính, có tuổi thọ lâu, mỗi năm chỉ cần chăm sóc 3 lần, mùa nắng thì tưới thường xuyên để giữ nước cho cây", anh Hóa chia sẻ.
Anh Hóa cho biết, trước đây, người dân trồng chanh chỉ bán được quả. Tuy nhiên khoảng 2 năm trở lại đây, thương lái đến thu mua lá chanh tươi với giá 35.000-50.000 đồng/kg nên người dân bắt đầu thu hoạch lá để bán. Có lúc cao điểm, người dân thu mua đến 70.000 đồng/1kg nên người dân rất phấn khởi. Mỗi ngày tranh thủ vài giờ đồng hồ buổi sáng, gia đình anh Hóa có thể hái được khoảng 7kg lá, cho thu nhập khá trong những ngày chanh chưa có trái.
Lá chanh thường được thu hoạch bằng kéo hoặc hái bằng tay. Trong quá trình thu hoạch lá, người dân sẽ cắt bỏ những cành chanh đã già, không còn khả năng sinh trưởng, tạo điều kiện cho những cành mới phát triển tươi tốt hơn.
Lá chanh sau khi hái sẽ được rửa sạch, loại bỏ những lá không đạt yêu cầu như non quá hoặc vàng, hư hỏng.
Người dân sau đó để ráo nước và cho vào khay...
Lá chanh sau đó được cho vào khay bỏ vào máy sấy khô nước rồi chờ thương lái đến thu mua.
Mỗi cây chanh bình quân cho thu hoạch đạt khoảng 3-4kg lá. Lá chanh thu hoạch không được non quá cũng không được quá già. Lá chanh thu hoạch khi đã có màu xanh đậm, bề mặt lá căng mượt, Những lá như vậy mới giữ được hương vị thơm, bùi, cay the đặc trưng.
Anh Hóa chia sẻ, thời điểm hái lá chanh tốt nhất là vào buổi sáng. Thời điểm này không làm tổn thương nhiều cho cây và giữ được hương vị thơm, bùi của lá chanh.
Được biết, các thương lái thu mua lá chanh về để làm gia vị trong các công ty thực phẩm, nhà hàng. Ngoài ra, lá chanh còn được thu mua dùng để làm dược liệu xông giải cảm, nấu tinh dầu phục vụ cho ngành dược…
Ông Phạm Xuân Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Kim (huyện Nam Đàn, Nghệ An), cho biết, toàn xã có hơn 206ha đất trồng chanh. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Hiện địa phương xã Nam Kim đang cùng người dân trên địa bàn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật để trồng cây chanh sinh trưởng và có năng suất tốt hơn.