Năm 2004, Nhà máy thủy điện Bản Vẽ được khởi công xây dựng trên dòng sông Nậm Nơn (thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Trong số hơn 3 nghìn hộ dân phải rời bỏ nhà cửa để nhường đất cho thủy điện có 46 hộ được di dời đến khu tái định cư Khe Ò. (Ảnh: Báo Phụ nữ).Tại nơi ở mới, người dân được hỗ trợ xây dựng nhà cửa, nhà văn hóa, trường học, đường giao thông, điện lưới… với mong muốn sớm an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống. (Ảnh: Báo Phụ nữ).Vì nhiều lý do nên chỉ sau vài năm sinh sống người dân dần rời bỏ khu tái định cư này. (Ảnh: Dân Việt).Người dân cho biết năm 2010, sau trận mưa lớn, một tảng đá lớn nằm trên đỉnh đồi đã lăn xuống Khe Ò, rơi trúng nhà một hộ dân. May mắn, sự việc không gây thiệt hại về người. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).Sau khi kiểm tra, chính quyền địa phương phát hiện sườn núi phía sau khu tái định cư tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nên đã hỗ trợ 7 gia đình ở gần đó tìm nơi ở mới. Không lâu sau, những gia đình khác cũng lần lượt rời bỏ Khe Ò. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).Hiện tại, có 23 hộ đang định cư tại khu vực xung quanh mặt bằng công trường Thủy điện Bản Vẽ dọc đường Tỉnh lộ 345B, 19 hộ chuyển về khu vực mặt bằng công trường (trước đây là nơi ở của đơn vị nhà thầu và tư vấn giám sát). (Ảnh: Dân Việt).Do bỏ hoang lâu nên những bức tường nhà đã bị xuống cấp trầm trọng. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).Nhiều ngôi nhà tại khu tái định cư Khe Ò bị bỏ hoang. (Ảnh: Dân Trí).Một số nhà được xây dựng theo kiểu nhà sàn, bên dưới có chỗ nuôi trâu, bò. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).Những con đường trong Khe Ò bị xói mòn, hư hỏng, 2 bên cỏ dại mọc um tùm. (Ảnh: Dân Trí).Ngôi nhà của vợ chồng ông Vi Thanh Trung, 1 trong 3 hộ dân còn bám trụ lại Khe Ò. Do không có đất sản xuất nên những gia đình này chỉ biết chăn nuôi một vài con trâu, con gà, trồng rau để sống. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).Theo chính quyền địa phương, vì lý do cấp bách trong di dân, giải phóng mặt bằng thủy điện Bản Vẽ nên việc lựa chọn, khảo sát vị trí xây dựng khu tái định cư Khe Ò chưa hợp lý. Do cuộc sống không đảm bảo đã khiến nhiều hộ dân không mặn mà với khu tái định cư nên chuyển đi nơi khác. (Ảnh: Báo Phụ nữ).
Năm 2004, Nhà máy thủy điện Bản Vẽ được khởi công xây dựng trên dòng sông Nậm Nơn (thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An). Trong số hơn 3 nghìn hộ dân phải rời bỏ nhà cửa để nhường đất cho thủy điện có 46 hộ được di dời đến khu tái định cư Khe Ò. (Ảnh: Báo Phụ nữ).
Tại nơi ở mới, người dân được hỗ trợ xây dựng nhà cửa, nhà văn hóa, trường học, đường giao thông, điện lưới… với mong muốn sớm an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống. (Ảnh: Báo Phụ nữ).
Vì nhiều lý do nên chỉ sau vài năm sinh sống người dân dần rời bỏ khu tái định cư này. (Ảnh: Dân Việt).
Người dân cho biết năm 2010, sau trận mưa lớn, một tảng đá lớn nằm trên đỉnh đồi đã lăn xuống Khe Ò, rơi trúng nhà một hộ dân. May mắn, sự việc không gây thiệt hại về người. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).
Sau khi kiểm tra, chính quyền địa phương phát hiện sườn núi phía sau khu tái định cư tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nên đã hỗ trợ 7 gia đình ở gần đó tìm nơi ở mới. Không lâu sau, những gia đình khác cũng lần lượt rời bỏ Khe Ò. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).
Hiện tại, có 23 hộ đang định cư tại khu vực xung quanh mặt bằng công trường Thủy điện Bản Vẽ dọc đường Tỉnh lộ 345B, 19 hộ chuyển về khu vực mặt bằng công trường (trước đây là nơi ở của đơn vị nhà thầu và tư vấn giám sát). (Ảnh: Dân Việt).
Do bỏ hoang lâu nên những bức tường nhà đã bị xuống cấp trầm trọng. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).
Nhiều ngôi nhà tại khu tái định cư Khe Ò bị bỏ hoang. (Ảnh: Dân Trí).
Một số nhà được xây dựng theo kiểu nhà sàn, bên dưới có chỗ nuôi trâu, bò. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).
Những con đường trong Khe Ò bị xói mòn, hư hỏng, 2 bên cỏ dại mọc um tùm. (Ảnh: Dân Trí).
Ngôi nhà của vợ chồng ông Vi Thanh Trung, 1 trong 3 hộ dân còn bám trụ lại Khe Ò. Do không có đất sản xuất nên những gia đình này chỉ biết chăn nuôi một vài con trâu, con gà, trồng rau để sống. (Ảnh: Giáo dục&Thời đại).
Theo chính quyền địa phương, vì lý do cấp bách trong di dân, giải phóng mặt bằng thủy điện Bản Vẽ nên việc lựa chọn, khảo sát vị trí xây dựng khu tái định cư Khe Ò chưa hợp lý. Do cuộc sống không đảm bảo đã khiến nhiều hộ dân không mặn mà với khu tái định cư nên chuyển đi nơi khác. (Ảnh: Báo Phụ nữ).