Đó là cây sanh của gia đình ông Nguyễn Văn Ngọ, ở xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cây sanh có chiều cao hơn 2m, bề rộng gần 3m. Ông Ngọ được biết đến là một người có thâm niên chơi cây cảnh, sở hữu rất nhiều cây cảnh đẹp, quý hiếm.Đây là “kiệt tác” đầu tay của ông Ngọ. Ông Ngọ luôn coi cây sanh này là “bảo bối” trong nhà. Cây sanh có nhiều thân nhỏ gắn kết với nhau tạo thành một tổng thể thống nhất đồ sộ.Gốc của cây sanh có nhiều rễ nhỏ nổi trên bề mặt. Theo ông Ngọ, cây có tuổi đời hơn 120 năm tuổi. Năm 2015, ông mang cây sanh đi trưng bày ở triển lãm sinh vật cảnh Asean tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Sau cuộc triển lãm đó, có nhiều “đại gia” gọi điện năn nỉ trả gần 5 tỷ đồng nhưng ông chưa bán.Tán phía trên của cây sanh sum suê. Cây sanh được ông Ngọ đặt ngay ở sân nhà. Hằng ngày, ông Ngọ chăm chỉ cắt tỉa, chăm sóc cây.Theo ông Ngọ, để có được một cây sanh cảnh đẹp không hề đơn giản, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức. Thêm nữa, người chơi cây phải kiên trì và có niềm đam mê, yêu cây, coi cây như “con đẻ của mình”.Thân của cây sanh xù xì, mang nét cổ kính. Hằng ngày, có nhiều người đam mê cây cảnh tìm đến vườn nhà ông Ngọ chiêm ngưỡng, học hỏi về quá trình chăm sóc, cắt tỉa cây sanh.Ngoài ra trong khu vườn nhà ông Ngọ còn rất nhiều cây sanh có độ tuổi hàng trăm năm tuổi.Một cây sanh có độ tuổi gần 200 năm tuổi được ông Ngọ đặt ở vườn cây gần phía cổng vào.
Đó là cây sanh của gia đình ông Nguyễn Văn Ngọ, ở xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Cây sanh có chiều cao hơn 2m, bề rộng gần 3m. Ông Ngọ được biết đến là một người có thâm niên chơi cây cảnh, sở hữu rất nhiều cây cảnh đẹp, quý hiếm.
Đây là “kiệt tác” đầu tay của ông Ngọ. Ông Ngọ luôn coi cây sanh này là “bảo bối” trong nhà. Cây sanh có nhiều thân nhỏ gắn kết với nhau tạo thành một tổng thể thống nhất đồ sộ.
Gốc của cây sanh có nhiều rễ nhỏ nổi trên bề mặt. Theo ông Ngọ, cây có tuổi đời hơn 120 năm tuổi. Năm 2015, ông mang cây sanh đi trưng bày ở triển lãm sinh vật cảnh Asean tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Sau cuộc triển lãm đó, có nhiều “đại gia” gọi điện năn nỉ trả gần 5 tỷ đồng nhưng ông chưa bán.
Tán phía trên của cây sanh sum suê. Cây sanh được ông Ngọ đặt ngay ở sân nhà. Hằng ngày, ông Ngọ chăm chỉ cắt tỉa, chăm sóc cây.
Theo ông Ngọ, để có được một cây sanh cảnh đẹp không hề đơn giản, đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức. Thêm nữa, người chơi cây phải kiên trì và có niềm đam mê, yêu cây, coi cây như “con đẻ của mình”.
Thân của cây sanh xù xì, mang nét cổ kính. Hằng ngày, có nhiều người đam mê cây cảnh tìm đến vườn nhà ông Ngọ chiêm ngưỡng, học hỏi về quá trình chăm sóc, cắt tỉa cây sanh.
Ngoài ra trong khu vườn nhà ông Ngọ còn rất nhiều cây sanh có độ tuổi hàng trăm năm tuổi.
Một cây sanh có độ tuổi gần 200 năm tuổi được ông Ngọ đặt ở vườn cây gần phía cổng vào.