Săn bạch tuộc trong rừng ngập mặn mỗi lúc thủy triều lên lâu nay vốn là nghề kiếm cơm của người dân cùng ngập mặn.Dân săn bạch tuộc trong rừng ngập mặn chủ yếu dùng công cụ: cào, nò, dập, xếp, bung, đóng đáy để bẫy bạch tuộc. Ảnh: DNSG.Bạch tuộc là loài nhuyễn thể giống như mực nhưng thân hình tròn hơn, râu dài và có khả năng bám chắc hơn mực nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người dân làm nghề này. ở rừng ngập mặn, khắp nơi đều có bạch tuộc, nhưng chúng sống riêng lẻ chứ không theo bầy đàn, khiến cho việc đánh bắt không thuận lợi như đánh bắt những loài thủy sản khác. Ảnh: Tuổi trẻ.Cũng chính vì thế, đa số người dân phải dùng biện pháp bẫy bạch tuộc bằng lồng lưới hay còn gọi là lừ. Ảnh: Thuysanvietnam.Những đoạn lừ được đan theo hình chữ nhật, có khung sắt bao quanh và lưới khâu túm hai đầu so le nhau. Khi thủy triều xuống người dân sẽ thả lừ xuống để săn bạch tuộc. Bởi lúc thủy triều lên, những chú bạch tuộc dưới lòng kênh, rạch sẽ men theo con nước, bò lên trên phía rừng, nơi có gốc mắm, gốc đước, trang hay bần để kiếm thức ăn, và rơi vào bẫy. Ảnh: Youtube/Alan King.Đợi khi rút nước, người săn bạch tuộc sẽ tìm dấu lừ đã bẫy trước đó để gỡ lừ và thu hoạch chiến lợi phẩm. Ảnh: Tuổi trẻ.Công việc gỡ lừ rất đơn giản, chỉ cần chèo ghe men theo những dãy lừ đã đặt, thấy cái nào có bạch tuộc thì đưa lên. Ảnh: Tuổi trẻ.Tuy nhiên, khi thủy triều xuống vào ban đêm, ngư dân phải thức để canh con nước rồi soi đèn đi gỡ bạch tuộc. Ảnh: Tienphong.Bạch tuộc bắt được sẽ được người dân cho vào thùng có nắp đậy để tránh trường hợp chúng bò ra ngoài. Ảnh: Tepbac.Giá bán bạch tuộc còn sống ngay tại ghe của ngư dân vào khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg. Lúc khan hàng, giá tăng tới 250.000 đồng/kg bạch tuộc loại 1. Với mức giá khá cao như vậy, nếu chuyên cần kèm may mắn, mỗi ngày trung bình người săn bạch tuộc có thể kiếm được tiền triệu là chuyện bình thường. Ảnh: Thuysanvietnam.
Săn bạch tuộc trong rừng ngập mặn mỗi lúc thủy triều lên lâu nay vốn là nghề kiếm cơm của người dân cùng ngập mặn.
Dân săn bạch tuộc trong rừng ngập mặn chủ yếu dùng công cụ: cào, nò, dập, xếp, bung, đóng đáy để bẫy bạch tuộc. Ảnh: DNSG.
Bạch tuộc là loài nhuyễn thể giống như mực nhưng thân hình tròn hơn, râu dài và có khả năng bám chắc hơn mực nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người dân làm nghề này. ở rừng ngập mặn, khắp nơi đều có bạch tuộc, nhưng chúng sống riêng lẻ chứ không theo bầy đàn, khiến cho việc đánh bắt không thuận lợi như đánh bắt những loài thủy sản khác. Ảnh: Tuổi trẻ.
Cũng chính vì thế, đa số người dân phải dùng biện pháp bẫy bạch tuộc bằng lồng lưới hay còn gọi là lừ. Ảnh: Thuysanvietnam.
Những đoạn lừ được đan theo hình chữ nhật, có khung sắt bao quanh và lưới khâu túm hai đầu so le nhau. Khi thủy triều xuống người dân sẽ thả lừ xuống để săn bạch tuộc. Bởi lúc thủy triều lên, những chú bạch tuộc dưới lòng kênh, rạch sẽ men theo con nước, bò lên trên phía rừng, nơi có gốc mắm, gốc đước, trang hay bần để kiếm thức ăn, và rơi vào bẫy. Ảnh: Youtube/Alan King.
Đợi khi rút nước, người săn bạch tuộc sẽ tìm dấu lừ đã bẫy trước đó để gỡ lừ và thu hoạch chiến lợi phẩm. Ảnh: Tuổi trẻ.
Công việc gỡ lừ rất đơn giản, chỉ cần chèo ghe men theo những dãy lừ đã đặt, thấy cái nào có bạch tuộc thì đưa lên. Ảnh: Tuổi trẻ.
Tuy nhiên, khi thủy triều xuống vào ban đêm, ngư dân phải thức để canh con nước rồi soi đèn đi gỡ bạch tuộc. Ảnh: Tienphong.
Bạch tuộc bắt được sẽ được người dân cho vào thùng có nắp đậy để tránh trường hợp chúng bò ra ngoài. Ảnh: Tepbac.
Giá bán bạch tuộc còn sống ngay tại ghe của ngư dân vào khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg. Lúc khan hàng, giá tăng tới 250.000 đồng/kg bạch tuộc loại 1. Với mức giá khá cao như vậy, nếu chuyên cần kèm may mắn, mỗi ngày trung bình người săn bạch tuộc có thể kiếm được tiền triệu là chuyện bình thường. Ảnh: Thuysanvietnam.