Bên cạnh mận tam hoa, đào mỏ quạ, chanh leo đang là cây trồng phổ biến ở Sơn La. Tính đến tháng 6/2017, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 487 ha chanh leo tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Sông Mã, trong đó huyện Mộc Châu chiếm hơn 300 ha. Ảnh: Red Pine. Chanh leo Sơn La đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để xuất khẩu đi Thụy Sỹ trong tháng 11/2017. Ảnh: Traicaydungmap.Chanh leo dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu không nhiều. Sau khi đất đai được cày bừa kỹ và tơi xốp, người dân tiến hành chôn cột và làm giàn. Ảnh: Kinhtenongthon.Để có chanh leo sạch, người dân trồng theo hướng chuyên canh tập trung và sản xuất an toàn. Ảnh: Traicaydungmap.Trong suốt vòng đời của cây, nông dân phải bón phân hữu cơ định kỳ, nửa tháng bón một lần. Ảnh: Agribank.Vườn chanh leo được tưới đều đặn hàng ngày bằng hệ thống vòi phun trên cao. Ngày nắng nóng, có thể tưới 2-3 lần. Ảnh: Agribank.Đồng thời còn phải sử dụng thuốc sinh học theo chu kỳ để xử lý nấm, khuẩn, côn trùng. Ảnh: Agribank.Những chiếc lá vàng được cắt tỉa để cây quang hợp tốt hơn và tránh lây bệnh sang lá khác. Ảnh: Agribank.Những quả chanh không đủ tiêu chuẩn cũng được loại bỏ để dành dinh dưỡng cho những quả to hơn. Ảnh: Agribank.Sau khoảng 4 tháng trồng, chanh dây có thể cho thu hoạch vụ đầu tiên. Và sau 3 năm cho quả, người trồng mới cần thay gốc. Ảnh: Dân Việt.Khi thu hoạch, người dân dùng tay thu hái thủ công để giữ mẫu mã cho quả. Ảnh: Báo Sơn La.Với năng suất 60 – 70 tấn/ha, chanh leo mang về nguồn thu nhập lớn hơn so với nhiều cây trồng khác ở Sơn La. Ảnh: Báo Sơn La.Quả chanh leo màu xanh, khi chín vỏ chuyển sang đỏ hồng. Ảnh: Agribank.Chanh leo Mộc Châu có vị chua dịu, ngọt nhẹ, thơm và thanh mát. Ảnh: Agribank.Video: Chanh leo Mộc Châu (Nguồn Nông nghiệp sạch/Youtube)
Bên cạnh mận tam hoa, đào mỏ quạ, chanh leo đang là cây trồng phổ biến ở Sơn La. Tính đến tháng 6/2017, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 487 ha chanh leo tại các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai và Sông Mã, trong đó huyện Mộc Châu chiếm hơn 300 ha. Ảnh: Red Pine.
Chanh leo Sơn La đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để xuất khẩu đi Thụy Sỹ trong tháng 11/2017. Ảnh: Traicaydungmap.
Chanh leo dễ trồng, dễ chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu không nhiều. Sau khi đất đai được cày bừa kỹ và tơi xốp, người dân tiến hành chôn cột và làm giàn. Ảnh: Kinhtenongthon.
Để có chanh leo sạch, người dân trồng theo hướng chuyên canh tập trung và sản xuất an toàn. Ảnh: Traicaydungmap.
Trong suốt vòng đời của cây, nông dân phải bón phân hữu cơ định kỳ, nửa tháng bón một lần. Ảnh: Agribank.
Vườn chanh leo được tưới đều đặn hàng ngày bằng hệ thống vòi phun trên cao. Ngày nắng nóng, có thể tưới 2-3 lần. Ảnh: Agribank.
Đồng thời còn phải sử dụng thuốc sinh học theo chu kỳ để xử lý nấm, khuẩn, côn trùng. Ảnh: Agribank.
Những chiếc lá vàng được cắt tỉa để cây quang hợp tốt hơn và tránh lây bệnh sang lá khác. Ảnh: Agribank.
Những quả chanh không đủ tiêu chuẩn cũng được loại bỏ để dành dinh dưỡng cho những quả to hơn. Ảnh: Agribank.
Sau khoảng 4 tháng trồng, chanh dây có thể cho thu hoạch vụ đầu tiên. Và sau 3 năm cho quả, người trồng mới cần thay gốc. Ảnh: Dân Việt.
Khi thu hoạch, người dân dùng tay thu hái thủ công để giữ mẫu mã cho quả. Ảnh: Báo Sơn La.
Với năng suất 60 – 70 tấn/ha, chanh leo mang về nguồn thu nhập lớn hơn so với nhiều cây trồng khác ở Sơn La. Ảnh: Báo Sơn La.
Quả chanh leo màu xanh, khi chín vỏ chuyển sang đỏ hồng. Ảnh: Agribank.
Chanh leo Mộc Châu có vị chua dịu, ngọt nhẹ, thơm và thanh mát. Ảnh: Agribank.
Video: Chanh leo Mộc Châu (Nguồn Nông nghiệp sạch/Youtube)