Trám đen trước đây chỉ trồng để lấy gỗ, còn quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày. Nhưng giờ đây quả này trở thành đặc sản có giá trị cao của vùng quê Hương Sơn (Hà Tĩnh).Thời điểm này, các xã ở huyện Hương Sơn đang hối hả vào vụ thu hoạch trám đen, có nhiều hộ gia đình thu hàng chục triệu đồng. Trám đen được trồng nhiều ở các xã Sơn Ninh, Sơn Lâm, Sơn Giang...Trám được trồng ở các khu vực ngõ, vườn của người dân. Có những gốc tuổi đời hàng chục năm, thân cây hai người ôm không xuể. Để hái được quả trám, người dân phải trèo lên cao hàng chục mét.Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch.Gia đình ông Hạnh (xã Sơn Giang) có hai gốc trám tuổi đời hàng chục năm. Hai gốc này đã được thương lái mua với giá 14 triệu đồng. Trong ảnh, người mua đến tại gốc cây để thu hái.Để hái trám, họ trèo lên các nhành cây, có sử dụng thắt đeo bảo vệ. Dụng cụ hái trám được làm từ cây tre hoặc nứa dài khoảng 10m, phía trên gắn thêm chiếc liềm. Khi trèo đến các cành cây, người hái đưa mắt kỹ nhìn những chùm trám đen che khuất phía sau lá.Còn dưới gốc, họ trải từng tấm bạt xung quanh để tránh quả khi rơi xuống bị hỏng. Trên cây có khoảng 2 người đàn ông khoẻ mạnh trèo hái.Những gốc trám có tuổi đời hàng chục năm cho thu hơn 3 tạ quả, có những gốc ít năm tuổi hơn thì 1,5 -2 tạ quả. Theo tiểu thương mua trám, có những gốc họ mua hàng chục triệu đồng vì quả nhiều.Trám khi hái từ cây xuống sẽ cho vào bao tải để đựng. Vì hái trám sẽ rơi nhiều vị trí nên người nhặt phải "căng" mắt tìm.Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Trám đạt chuẩn, bán được giá phải đạt 100 quả/kg, còn những quả to hơn sẽ bán giá cao hơn.Quả trám được chế biến nhiều món ăn dân dã như: trám kho thịt lợn, trám muối, xôi trám, trám xào nhộng ong...Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Giá trám hiện tại dao động từ 90-120 ngàn đồng/kg.
Trám đen trước đây chỉ trồng để lấy gỗ, còn quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày. Nhưng giờ đây quả này trở thành đặc sản có giá trị cao của vùng quê Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Thời điểm này, các xã ở huyện Hương Sơn đang hối hả vào vụ thu hoạch trám đen, có nhiều hộ gia đình thu hàng chục triệu đồng. Trám đen được trồng nhiều ở các xã Sơn Ninh, Sơn Lâm, Sơn Giang...
Trám được trồng ở các khu vực ngõ, vườn của người dân. Có những gốc tuổi đời hàng chục năm, thân cây hai người ôm không xuể. Để hái được quả trám, người dân phải trèo lên cao hàng chục mét.
Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch.
Gia đình ông Hạnh (xã Sơn Giang) có hai gốc trám tuổi đời hàng chục năm. Hai gốc này đã được thương lái mua với giá 14 triệu đồng. Trong ảnh, người mua đến tại gốc cây để thu hái.
Để hái trám, họ trèo lên các nhành cây, có sử dụng thắt đeo bảo vệ. Dụng cụ hái trám được làm từ cây tre hoặc nứa dài khoảng 10m, phía trên gắn thêm chiếc liềm. Khi trèo đến các cành cây, người hái đưa mắt kỹ nhìn những chùm trám đen che khuất phía sau lá.
Còn dưới gốc, họ trải từng tấm bạt xung quanh để tránh quả khi rơi xuống bị hỏng. Trên cây có khoảng 2 người đàn ông khoẻ mạnh trèo hái.
Những gốc trám có tuổi đời hàng chục năm cho thu hơn 3 tạ quả, có những gốc ít năm tuổi hơn thì 1,5 -2 tạ quả. Theo tiểu thương mua trám, có những gốc họ mua hàng chục triệu đồng vì quả nhiều.
Trám khi hái từ cây xuống sẽ cho vào bao tải để đựng. Vì hái trám sẽ rơi nhiều vị trí nên người nhặt phải "căng" mắt tìm.
Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Trám đạt chuẩn, bán được giá phải đạt 100 quả/kg, còn những quả to hơn sẽ bán giá cao hơn.
Quả trám được chế biến nhiều món ăn dân dã như: trám kho thịt lợn, trám muối, xôi trám, trám xào nhộng ong...
Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Giá trám hiện tại dao động từ 90-120 ngàn đồng/kg.