Bưu điện Hà Nội là một trong những công trình công cộng thuộc loại đầu tiên người Pháp xây dựng tại Hà Nội. Ảnh: Anninhthudo. Tòa nhà mang phong cách cổ điển với cách phân chia các tầng và mái mang-sa, gồm 4 dãy nhà hai tầng được xây dựng trên nền chùa Báo Ân cũ. Ảnh: Thethaovanhoa.Khởi công năm 1901 và hoàn thành năm 1911, Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer. Ảnh tư liệuNhà hát Lớn Hà Nội mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Ảnh: Redsvn.Khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932 trên nền khu đất phía sau Nhà hát Lớn, Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) là một trong những công trình tiêu biểu của lối kiến trúc Đông Dương. Ảnh tư liệuTrải qua nhiều thăng trầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu với các chi tiết kiến trúc gỗ truyền thống như mái, con sơn đỡ diềm mái và các ô văng cửa sổ. Ảnh: Hà Nội mới. Nhà khách Chính phủ (số 12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng vào năm 1918, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu. Ảnh: Wiki.Tòa nhà tạo được sự bề thế, sang trọng, đặc biệt với mái khu sảnh bằng kim loại ít được sử dụng trong thời kỳ đó. Ảnh: Dân Việt.Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương. Tòa nhà được khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928. Ảnh tư liệuNgoài ra, tòa nhà còn có một số chi tiết mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên các khung cửa. Ảnh: Hà Nội mới.Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (số 19 đường Lê Thánh Tông) mang một nét kiến trúc cổ điển rất riêng giữa những con phố sầm uất, hiện đại của quận Hoàn Kiếm. Ảnh: VNU.Công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn. Ảnh: VNU.Video: Tòa nhà cao nhất thế giới xuyên tầng mây. Nguồn: Zing
Bưu điện Hà Nội là một trong những công trình công cộng thuộc loại đầu tiên người Pháp xây dựng tại Hà Nội. Ảnh: Anninhthudo.
Tòa nhà mang phong cách cổ điển với cách phân chia các tầng và mái mang-sa, gồm 4 dãy nhà hai tầng được xây dựng trên nền chùa Báo Ân cũ. Ảnh: Thethaovanhoa.
Khởi công năm 1901 và hoàn thành năm 1911, Nhà hát Lớn Hà Nội được xây dựng theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer. Ảnh tư liệu
Nhà hát Lớn Hà Nội mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Ảnh: Redsvn.
Khởi công năm 1926 và hoàn thành năm 1932 trên nền khu đất phía sau Nhà hát Lớn, Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) là một trong những công trình tiêu biểu của lối kiến trúc Đông Dương. Ảnh tư liệu
Trải qua nhiều thăng trầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia vẫn giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu với các chi tiết kiến trúc gỗ truyền thống như mái, con sơn đỡ diềm mái và các ô văng cửa sổ. Ảnh: Hà Nội mới.
Nhà khách Chính phủ (số 12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng vào năm 1918, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu. Ảnh: Wiki.
Tòa nhà tạo được sự bề thế, sang trọng, đặc biệt với mái khu sảnh bằng kim loại ít được sử dụng trong thời kỳ đó. Ảnh: Dân Việt.
Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao) là công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương. Tòa nhà được khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928. Ảnh tư liệu
Ngoài ra, tòa nhà còn có một số chi tiết mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên các khung cửa. Ảnh: Hà Nội mới.
Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (số 19 đường Lê Thánh Tông) mang một nét kiến trúc cổ điển rất riêng giữa những con phố sầm uất, hiện đại của quận Hoàn Kiếm. Ảnh: VNU.
Công trình mang phong cách Tân cổ điển với cấu trúc hình khối kiến trúc đăng đối hoàn toàn, mặt bằng không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh khối sảnh trung tâm, hai phía là giảng đường lớn. Ảnh: VNU.
Video: Tòa nhà cao nhất thế giới xuyên tầng mây. Nguồn: Zing