Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nghệ nhân Vương Thế Cường ở làng gốm Bát Tràng, Hà Nội đã cho ra lò chú lợn đất dát vàng mang tên “Kỳ linh Kỷ Hợi”.Chú lợn này được làm từ đất sét trắng Nam Định cùng các loại sa thạch ở núi Chí Linh (Hải Dương), đền Hùng (Phú Thọ) trộn cùng nước phù sa sông Hồng theo một tỷ lệ bí mật. Lợn đất được tạo hình theo phương pháp đổ rót với khuôn làm từ thạch cao.Khuôn thạch cao hút nước tạo thành một lớp chất dẻo dày khoảng 0,5 cm dính vào thành khuôn. Sau đó, lượng chất lỏng bên trong sẽ bị loại bỏ.Sau khi đất khô hẳn, nghệ nhân khéo léo tách nó ra khỏi khuôn, cạo bỏ một số phần thừa.Việc tỉa sửa, chau chuốt khiến cho các nét trở nên tròn trịa, sạch sẽ hơn và ít bị nhoè đi khi tráng men.Những chú lợn sau khi tỉa xong sẽ được cho vào lò nung ở 800 độ C.Một người thợ sẽ dùng bút bằng sáp nến để vẽ lên những hoa văn trên mình lợn. Sau đó, chúng được tráng men và nung thêm một lần nữa.Cuối cùng, những nghệ nhân làng Kiêu Kỵ sẽ dát vàng. Trên lưng mỗi con lợn đất có 4 chữ “Tích phúc vô cương”. Đây là chữ được khắc trong ấn đền Trần với ngụ ý giữ gìn khuôn phép, rèn luyện nhân tâm để được nhân quả lâu dài, đời đời hưởng phúc.“Kỳ linh Kỷ Hợi” có 3 phiên bản: Tiêu chuẩn (giá 12 triệu đồng, kích thước cao 18 cm, dài 23 cm), theo mệnh (giá 36 triệu đồng, cao 36 cm, dài 46 cm, màu men theo mệnh chủ nhân).Và phiên bản đặc biệt có giá 99 triệu đồng, được chế từ dòng men hoàng kim giúp sản phẩm có màu và tiếng kêu như kim loại.
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nghệ nhân Vương Thế Cường ở làng gốm Bát Tràng, Hà Nội đã cho ra lò chú lợn đất dát vàng mang tên “Kỳ linh Kỷ Hợi”.
Chú lợn này được làm từ đất sét trắng Nam Định cùng các loại sa thạch ở núi Chí Linh (Hải Dương), đền Hùng (Phú Thọ) trộn cùng nước phù sa sông Hồng theo một tỷ lệ bí mật.
Lợn đất được tạo hình theo phương pháp đổ rót với khuôn làm từ thạch cao.
Khuôn thạch cao hút nước tạo thành một lớp chất dẻo dày khoảng 0,5 cm dính vào thành khuôn. Sau đó, lượng chất lỏng bên trong sẽ bị loại bỏ.
Sau khi đất khô hẳn, nghệ nhân khéo léo tách nó ra khỏi khuôn, cạo bỏ một số phần thừa.
Việc tỉa sửa, chau chuốt khiến cho các nét trở nên tròn trịa, sạch sẽ hơn và ít bị nhoè đi khi tráng men.
Những chú lợn sau khi tỉa xong sẽ được cho vào lò nung ở 800 độ C.
Một người thợ sẽ dùng bút bằng sáp nến để vẽ lên những hoa văn trên mình lợn. Sau đó, chúng được tráng men và nung thêm một lần nữa.
Cuối cùng, những nghệ nhân làng Kiêu Kỵ sẽ dát vàng. Trên lưng mỗi con lợn đất có 4 chữ “Tích phúc vô cương”. Đây là chữ được khắc trong ấn đền Trần với ngụ ý giữ gìn khuôn phép, rèn luyện nhân tâm để được nhân quả lâu dài, đời đời hưởng phúc.
“Kỳ linh Kỷ Hợi” có 3 phiên bản: Tiêu chuẩn (giá 12 triệu đồng, kích thước cao 18 cm, dài 23 cm), theo mệnh (giá 36 triệu đồng, cao 36 cm, dài 46 cm, màu men theo mệnh chủ nhân).
Và phiên bản đặc biệt có giá 99 triệu đồng, được chế từ dòng men hoàng kim giúp sản phẩm có màu và tiếng kêu như kim loại.