Có thể nói 2017 là một năm đầy bê bối của nhiều doanh nghiệp thế giới, trong đó có sự việc chấn động ngành sản xuất toàn thế giới của tập đoàn thép Kobe. Ảnh: CNN.Tháng 10, doanh nghiệp này thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm, đồng được sử dụng trong máy bay, xe hơi, thậm chí cả tên lửa vũ trụ. Ảnh: American Machinist.Sự việc khiến giá cổ phiếu của Kobe Steel sụt giảm 22%, dẫn đến giá trị vốn hóa của hãng bốc hơi hơn 1 tỷ USD chỉ trong 2 ngày. Ảnh: CNBC.Cuối tháng 11, Tập đoàn Mitsubishi thừa nhận làm giả dữ liệu về nhiều loại sản phẩm, trong đó có các linh kiện được dùng trong ô tô và máy bay suốt hơn một năm. Ảnh: Reuters.Từ 4/2015 đến 9/2017, dữ liệu làm giả trên 270 triệu sản phẩm được bán cho 229 khách hàng. Ảnh: Day After India.Những ngày đầu tháng 10, Nhật Bản còn rúng động trước sự việc hãng xe Nissan Motor tuyên bố ngừng sản xuất ô tô cho thị trường Nhật đồng thời thu hồi 1,2 triệu xe vì những sai sót trong quá trình kiểm tra an toàn trước khi xuất xưởng. Ảnh: Nissan.Không chỉ vậy, theo Bloomberg, Nissan đã phạm phải lỗi lầm này ít nhất từ năm 1979. Ảnh: Nissan.Bên cạnh các doanh nghiệp Nhật Bản, năm 2017, việc nhiều ông lớn dính nghi án trốn thuế trong "Hồ sơ Paradise" làm chấn động cả thế giới. Ảnh: CNN.Trong đó, gã khổng lồ công nghệ Apple bị cáo buộc trốn thuế tại Ireland năm 2013. Ảnh: Inc.Apple đã chuyển phần lợi nhuận hải ngoại không bị đánh thuế về Jersey, trên quần đảo Channel, thuộc Anh. Số tiền này được tiết lộ khoảng 252 tỷ USD. Ảnh: Fortune.Dù vậy, Apple lên tiếng khẳng định quy trình chuyển thuế này không ảnh hưởng đến tiền thuế mà tập đoàn phải trả. Hãng vẫn tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ trả thuế với khoảng 35 tỷ USD trong vòng 3 năm vừa qua. Ảnh: Daily Express.Hồ sơ Paradise cũng tố cáo doanh nghiệp nổi tiếng Nike lợi dụng kẽ hở trong luật pháp Hà Lan để giảm thuế tại châu Âu. Ảnh: Yelp.2017, Uber liên tiếp dính vào các vụ bê bối ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Ảnh: CNN.Hồi tháng 3, Uber bị tố bí mật qua mặt các nhà chức trách trong 1 năm với công cụ Greyball, đặc biệt vào thời điểm họ muốn cấm dịch vụ này. Ảnh: ABS-CBN News.215 khiếu nại về hành vi bất hợp lý tại nơi làm việc đã khiến Uber phải sa thải hơn 20 nhân viên hồi tháng 6/2017. Ảnh: Reuters.Mới đây nhất, tháng 11, Uber rơi vào bê bối làm lộ dữ liệu 57 triệu khách hàng và tài xế. Đáng nói, sau khi biết sự việc, Uber không thông báo cho bên bị hại hay báo cáo lên giới chức mà trả 100.000 USD cho hacker để che giấu. Ảnh: Reuters.Video: Gian dối chất lượng của Kobe Steel (Nguồn VTV1)
Có thể nói 2017 là một năm đầy bê bối của nhiều doanh nghiệp thế giới, trong đó có sự việc chấn động ngành sản xuất toàn thế giới của tập đoàn thép Kobe. Ảnh: CNN.
Tháng 10, doanh nghiệp này thừa nhận làm giả dữ liệu về độ bền chắc của một số sản phẩm nhôm, đồng được sử dụng trong máy bay, xe hơi, thậm chí cả tên lửa vũ trụ. Ảnh: American Machinist.
Sự việc khiến giá cổ phiếu của Kobe Steel sụt giảm 22%, dẫn đến giá trị vốn hóa của hãng bốc hơi hơn 1 tỷ USD chỉ trong 2 ngày. Ảnh: CNBC.
Cuối tháng 11, Tập đoàn Mitsubishi thừa nhận làm giả dữ liệu về nhiều loại sản phẩm, trong đó có các linh kiện được dùng trong ô tô và máy bay suốt hơn một năm. Ảnh: Reuters.
Từ 4/2015 đến 9/2017, dữ liệu làm giả trên 270 triệu sản phẩm được bán cho 229 khách hàng. Ảnh: Day After India.
Những ngày đầu tháng 10, Nhật Bản còn rúng động trước sự việc hãng xe Nissan Motor tuyên bố ngừng sản xuất ô tô cho thị trường Nhật đồng thời thu hồi 1,2 triệu xe vì những sai sót trong quá trình kiểm tra an toàn trước khi xuất xưởng. Ảnh: Nissan.
Không chỉ vậy, theo Bloomberg, Nissan đã phạm phải lỗi lầm này ít nhất từ năm 1979. Ảnh: Nissan.
Bên cạnh các doanh nghiệp Nhật Bản, năm 2017, việc nhiều ông lớn dính nghi án trốn thuế trong "Hồ sơ Paradise" làm chấn động cả thế giới. Ảnh: CNN.
Trong đó, gã khổng lồ công nghệ Apple bị cáo buộc trốn thuế tại Ireland năm 2013. Ảnh: Inc.
Apple đã chuyển phần lợi nhuận hải ngoại không bị đánh thuế về Jersey, trên quần đảo Channel, thuộc Anh. Số tiền này được tiết lộ khoảng 252 tỷ USD. Ảnh: Fortune.
Dù vậy, Apple lên tiếng khẳng định quy trình chuyển thuế này không ảnh hưởng đến tiền thuế mà tập đoàn phải trả. Hãng vẫn tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ trả thuế với khoảng 35 tỷ USD trong vòng 3 năm vừa qua. Ảnh: Daily Express.
Hồ sơ Paradise cũng tố cáo doanh nghiệp nổi tiếng Nike lợi dụng kẽ hở trong luật pháp Hà Lan để giảm thuế tại châu Âu. Ảnh: Yelp.
2017, Uber liên tiếp dính vào các vụ bê bối ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Ảnh: CNN.
Hồi tháng 3, Uber bị tố bí mật qua mặt các nhà chức trách trong 1 năm với công cụ Greyball, đặc biệt vào thời điểm họ muốn cấm dịch vụ này. Ảnh: ABS-CBN News.
215 khiếu nại về hành vi bất hợp lý tại nơi làm việc đã khiến Uber phải sa thải hơn 20 nhân viên hồi tháng 6/2017. Ảnh: Reuters.
Mới đây nhất, tháng 11, Uber rơi vào bê bối làm lộ dữ liệu 57 triệu khách hàng và tài xế. Đáng nói, sau khi biết sự việc, Uber không thông báo cho bên bị hại hay báo cáo lên giới chức mà trả 100.000 USD cho hacker để che giấu. Ảnh: Reuters.
Video: Gian dối chất lượng của Kobe Steel (Nguồn VTV1)