1. Bê bối khí thải của Volkswagen, thiệt hại ước tính 87 tỷ USD: Tháng 9 năm nay, tập đoàn Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới phải thừa nhận đã sử dụng phần mềm gian dối lượng tiêu thụ nhiên liệu trên khoảng 11 chiếc xe chạy máy dầu của hãng tại Mỹ từ năm 2009-2015. Cổ phiếu của Volkswagen liên tục lao dốc ngay sau vụ bê bối đình đám này bị phanh phui, hơn 1/3 giá trị vốn hóa thị trường của họ đã tiêu tan chỉ sau 2 ngày.2. Gian lận kế toán của WorldCom, thiệt hại ước tính 107 tỷ USD: Từng là công ty viễn thông đường dài lớn thứ 2 ở Mỹ, WorldCom đã có những bước phát triển thần tốc. Năm 2005, công ty tuyên bố phá sản sau khi tòa án New York xác nhận ông Ebbers gian lận sổ sách số tiền lên đến 11 tỷ USD và bị phạt 25 năm tù. Đây là trường hợp phá sản lớn nhất ở Mỹ tại thời điểm đó.3. Bê bối kế toán của Enron, thiệt hại ước tính 74 tỷ USD: Công ty năng lượng Enron (Mỹ) thành lập vào năm 1985, đến năm 2000 đạt doanh thu gần 111 tỷ USD. Nhưng đến năm 2001, hàng loạt gian lận trong kế toán của Enron đã bị đưa ra ánh sáng. Tập đoàn này đã phải nộp đơn xin phá sản, trở thành vụ phá sản lớn nhất Mỹ ở thời điểm đó với con số thiệt hại 63,4 tỷ USD và khiến 85.000 nhân viên thất nghiệp.4. Vụ lừa đảo quy mô lớn của Bernie Madoff, thiệt hại ước tính 20 tỷ USD: Cựu Chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq, Bernard Madoff, đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư là các đại gia thế lực, tổ chức tài chính với cam kết “trả lãi cao trong thời gian ngắn”. Hàng loạt ngân hàng nổi tiếng ở Tây Ban Nha, Anh, Thụy Sĩ… đã mất từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD trong vụ lừa đảo này. Đây là vụ bê bối tài chính thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử với thủ phạm là một người duy nhất. Madoff sau đó bị kết án 125 năm tù.5. Bê bối thao túng lãi suất Libor, thiệt hại ước tính 9 tỷ USD tiền phạt: Giữa năm 2012, một trong tứ đại gia ngân hàng của là Barclays đã bị vạch trần hành vi thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor. Barclays thừa nhận đã gửi thông tin lãi suất thấp hơn thực tế cho Hiệp hội các ngân hàng Anh để tác động lên lãi suất Libor theo hướng có lợi cho họ. Sau khi bị phanh phui, Barclays và một số ngân hàng khác buộc phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ trong hàng năm trời.6. Bê bối hối lộ tại Petrobras, thiệt hại ước tính 2 tỷ USD: Petrobras là tập đoàn năng lượng đa quốc gia của Brazil, với 64% cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ nước này. Tháng 3 năm ngoái, Giám đốc cung ứng của tập đoàn này Roberto Costa thừa nhận cáo buộc về những khoản tiền hối lộ khổng lồ liên quan đến mạng lưới rửa tiền quy mô lớn của các đối tác Petrobras cấu kết lập ra. Đường dây này đã dùng ít nhất 4 tỷ USD để hối lộ hàng loạt quan chức cấp cao của Petrobras và các chính trị gia.7. Gian lận kế toán của Olympus, thiệt hại ước tính 1,7 tỷ USD: Olympus là tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị quang học và hình ảnh như máy ảnh, ống kính, kính hiển vi, ống nhòm. Tháng 10/2011, Olympus thừa nhận đã sử dụng một loạt các thương vụ mua lại nhằm che giấu kết quả làm ăn thua lỗ của họ, đồng thời làm giả nhiều báo cáo tài chính. Đây là một trong những vụ scandal tài chính lớn nhất và chịu nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản.8. Bê bối kế toán của Health South, thiệt hại ước tính 4 tỷ USD: Tập đoàn Health South từng là công ty được niêm yết lớn nhất trong lĩnh vực sức khỏe ở Mỹ. Năm 2003, nhà sáng lập kiêm CEO Richard Scrushy, cùng nhiều quan chức lãnh đạo của Health South rơi vào vụ bê bối tài chính quy mô lớn. Ông Scrushy đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, sửa chữa phóng đại các số liệu doanh thu, lợi nhuận trong số sách kế toán để che mắt các nhà đầu tư. Số liệu thổi phồng lên đến 2,5 tỷ USD từ năm 1999.9. Gian lận tài chính ở Tyco International, thiệt hại ước tính 3 tỷ USD: Tyco International là một tập đoàn nổi tiếng của Mỹ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực triển khai hệ thống an ninh bảo mật và phòng cháy chữa cháy. Cuối năm 2004, chủ tịch của Tyco International là Dennis Kozlowski và giám đốc tài chính Mark Swartz bị tòa án Liên bang Mỹ buộc tội thực hiện nhiều hoạt động bất hợp pháp như gian lận chứng khoán, sai lệch sổ sách kế toán, gây thất thoát lãng phí hết sức nặng nề.10. Bê bối gian lận sổ sách chứng từ của Parmalat, thiệt hại ước tính 11 tỷ USD: Parmalat là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất tại Italy, từng đạt doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm nhờ bán các sản phẩm trái cây, sữa, bánh quy. Tháng 12/2003, tập đoàn thực phẩm này xảy ra vụ bê bối thuộc loại lớn nhất ở châu Âu khi các công tố viên Ý tố cáo họ đã giả mạo sổ sách để che đậy khoản lỗ lên đến 20 tỷ USD.
1. Bê bối khí thải của Volkswagen, thiệt hại ước tính 87 tỷ USD: Tháng 9 năm nay, tập đoàn Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới phải thừa nhận đã sử dụng phần mềm gian dối lượng tiêu thụ nhiên liệu trên khoảng 11 chiếc xe chạy máy dầu của hãng tại Mỹ từ năm 2009-2015. Cổ phiếu của Volkswagen liên tục lao dốc ngay sau vụ bê bối đình đám này bị phanh phui, hơn 1/3 giá trị vốn hóa thị trường của họ đã tiêu tan chỉ sau 2 ngày.
2. Gian lận kế toán của WorldCom, thiệt hại ước tính 107 tỷ USD: Từng là công ty viễn thông đường dài lớn thứ 2 ở Mỹ, WorldCom đã có những bước phát triển thần tốc. Năm 2005, công ty tuyên bố phá sản sau khi tòa án New York xác nhận ông Ebbers gian lận sổ sách số tiền lên đến 11 tỷ USD và bị phạt 25 năm tù. Đây là trường hợp phá sản lớn nhất ở Mỹ tại thời điểm đó.
3. Bê bối kế toán của Enron, thiệt hại ước tính 74 tỷ USD: Công ty năng lượng Enron (Mỹ) thành lập vào năm 1985, đến năm 2000 đạt doanh thu gần 111 tỷ USD. Nhưng đến năm 2001, hàng loạt gian lận trong kế toán của Enron đã bị đưa ra ánh sáng. Tập đoàn này đã phải nộp đơn xin phá sản, trở thành vụ phá sản lớn nhất Mỹ ở thời điểm đó với con số thiệt hại 63,4 tỷ USD và khiến 85.000 nhân viên thất nghiệp.
4. Vụ lừa đảo quy mô lớn của Bernie Madoff, thiệt hại ước tính 20 tỷ USD: Cựu Chủ tịch sàn chứng khoán Nasdaq, Bernard Madoff, đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư là các đại gia thế lực, tổ chức tài chính với cam kết “trả lãi cao trong thời gian ngắn”. Hàng loạt ngân hàng nổi tiếng ở Tây Ban Nha, Anh, Thụy Sĩ… đã mất từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD trong vụ lừa đảo này. Đây là vụ bê bối tài chính thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử với thủ phạm là một người duy nhất. Madoff sau đó bị kết án 125 năm tù.
5. Bê bối thao túng lãi suất Libor, thiệt hại ước tính 9 tỷ USD tiền phạt: Giữa năm 2012, một trong tứ đại gia ngân hàng của là Barclays đã bị vạch trần hành vi thao túng tỷ giá lãi suất liên ngân hàng Libor. Barclays thừa nhận đã gửi thông tin lãi suất thấp hơn thực tế cho Hiệp hội các ngân hàng Anh để tác động lên lãi suất Libor theo hướng có lợi cho họ. Sau khi bị phanh phui, Barclays và một số ngân hàng khác buộc phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ trong hàng năm trời.
6. Bê bối hối lộ tại Petrobras, thiệt hại ước tính 2 tỷ USD: Petrobras là tập đoàn năng lượng đa quốc gia của Brazil, với 64% cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ nước này. Tháng 3 năm ngoái, Giám đốc cung ứng của tập đoàn này Roberto Costa thừa nhận cáo buộc về những khoản tiền hối lộ khổng lồ liên quan đến mạng lưới rửa tiền quy mô lớn của các đối tác Petrobras cấu kết lập ra. Đường dây này đã dùng ít nhất 4 tỷ USD để hối lộ hàng loạt quan chức cấp cao của Petrobras và các chính trị gia.
7. Gian lận kế toán của Olympus, thiệt hại ước tính 1,7 tỷ USD: Olympus là tập đoàn công nghệ hàng đầu Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị quang học và hình ảnh như máy ảnh, ống kính, kính hiển vi, ống nhòm. Tháng 10/2011, Olympus thừa nhận đã sử dụng một loạt các thương vụ mua lại nhằm che giấu kết quả làm ăn thua lỗ của họ, đồng thời làm giả nhiều báo cáo tài chính. Đây là một trong những vụ scandal tài chính lớn nhất và chịu nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử Nhật Bản.
8. Bê bối kế toán của Health South, thiệt hại ước tính 4 tỷ USD: Tập đoàn Health South từng là công ty được niêm yết lớn nhất trong lĩnh vực sức khỏe ở Mỹ. Năm 2003, nhà sáng lập kiêm CEO Richard Scrushy, cùng nhiều quan chức lãnh đạo của Health South rơi vào vụ bê bối tài chính quy mô lớn. Ông Scrushy đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền, sửa chữa phóng đại các số liệu doanh thu, lợi nhuận trong số sách kế toán để che mắt các nhà đầu tư. Số liệu thổi phồng lên đến 2,5 tỷ USD từ năm 1999.
9. Gian lận tài chính ở Tyco International, thiệt hại ước tính 3 tỷ USD: Tyco International là một tập đoàn nổi tiếng của Mỹ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực triển khai hệ thống an ninh bảo mật và phòng cháy chữa cháy. Cuối năm 2004, chủ tịch của Tyco International là Dennis Kozlowski và giám đốc tài chính Mark Swartz bị tòa án Liên bang Mỹ buộc tội thực hiện nhiều hoạt động bất hợp pháp như gian lận chứng khoán, sai lệch sổ sách kế toán, gây thất thoát lãng phí hết sức nặng nề.
10. Bê bối gian lận sổ sách chứng từ của Parmalat, thiệt hại ước tính 11 tỷ USD: Parmalat là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất tại Italy, từng đạt doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm nhờ bán các sản phẩm trái cây, sữa, bánh quy. Tháng 12/2003, tập đoàn thực phẩm này xảy ra vụ bê bối thuộc loại lớn nhất ở châu Âu khi các công tố viên Ý tố cáo họ đã giả mạo sổ sách để che đậy khoản lỗ lên đến 20 tỷ USD.