Nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết võ hiệp kinh điển, ít ai biết cuộc đời tiểu thuyết gia lỗi lạc Kim Dung còn gắn liền với Minh Báo, tờ báo do chính ông sáng lập và quản lý trong hơn 30 năm. Ảnh: Orangenews.Theo tờ People’s Daily, Kim Dung cùng bạn thành lập Minh Báo năm 1959 tại Hong Kong với số vốn 100.000 HKD (gần 13.000 USD). Trong số đó, Kim Dung đóng góp 80.000 HKD (10.000 USD). Ảnh: Hk01.Từ khi tiểu thuyết gia Kim Dung đăng tác phẩm của mình trên Minh Báo, tờ báo nhanh chóng thu hút độc giả và giúp doanh thu quảng cáo của báo tăng trưởng đều đặn. Ảnh: Ulifestyle.Tháng 7/1962, Minh Báo phát hành 30.000 bản/ngày và con số này tăng lên 50.000 bản vào năm 1963. Ảnh: Hkcnews.Năm 1988, doanh số phát hành hàng ngày của Minh Báo đã đạt 110.000 bản và chỉ 1 năm sau đã tăng lên 180.000 bản. Ảnh: Mingpao.Trải qua nhiều khó khăn, tháng 1/1991, tập đoàn Minh Báo được thành lập và niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong với giá trị vốn hóa rơi vào khoảng 870 triệu HKD (gần 111 triệu USD). Trong đó, 60% cổ phần thuộc về Kim Dung. Ảnh: Stheadline.Năm 1992, Minh Báo đạt lợi nhuận năm 100 triệu HKD (12,7 triệu USD). Theo thống kê của một tạp chí cùng năm, Kim Dung xếp thứ 64 danh sách người giàu Hong Kong với khối tài sản 1,2 tỷ HKD (khoảng 153 triệu USD). Ảnh: Sina.Sau khi rút lui khỏi Minh Báo, nhà văn Kim Dung ngưng sáng tác, tập trung vào công việc sửa chữa tiểu thuyết. Tuy vậy, ông vẫn có các khoản thu tác quyền lớn. Ảnh: Mastvnet.Năm 2010, Kim Dung kiếm được 3,5 triệu nhân dân tệ (446.000 USD, tức 11,7 tỷ đồng) bản quyền xuất bản sách ở Trung Quốc. Năm 2011, con số này là 2,2 triệu tệ (316.000 USD). Năm 2015, ông kiếm được 8,5 triệu tệ (1,2 triệu USD) tiền tác quyền. Ảnh: Theinitium.Ngoài ra, nhà văn Kim Dung còn có nguồn thu lớn từ việc tác phẩm được chuyển thể thành phim. Ảnh: Metrodaily.Ngoài ra, năm 2007, Kim Dung còn mua bất động sản ở Hong Kong với giá 5,58 triệu HKD (712.000 USD). Đến nay, giá thị trường của khối bất động sản đó đã tăng lên gần 12 triệu HKD (1,5 triệu USD). Ảnh: Huanqiu.Video: Nhà văn Kim Dung qua đời. Nguồn: VTC14.
Nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết võ hiệp kinh điển, ít ai biết cuộc đời tiểu thuyết gia lỗi lạc Kim Dung còn gắn liền với Minh Báo, tờ báo do chính ông sáng lập và quản lý trong hơn 30 năm. Ảnh: Orangenews.
Theo tờ People’s Daily, Kim Dung cùng bạn thành lập Minh Báo năm 1959 tại Hong Kong với số vốn 100.000 HKD (gần 13.000 USD). Trong số đó, Kim Dung đóng góp 80.000 HKD (10.000 USD). Ảnh: Hk01.
Từ khi tiểu thuyết gia Kim Dung đăng tác phẩm của mình trên Minh Báo, tờ báo nhanh chóng thu hút độc giả và giúp doanh thu quảng cáo của báo tăng trưởng đều đặn. Ảnh: Ulifestyle.
Tháng 7/1962, Minh Báo phát hành 30.000 bản/ngày và con số này tăng lên 50.000 bản vào năm 1963. Ảnh: Hkcnews.
Năm 1988, doanh số phát hành hàng ngày của Minh Báo đã đạt 110.000 bản và chỉ 1 năm sau đã tăng lên 180.000 bản. Ảnh: Mingpao.
Trải qua nhiều khó khăn, tháng 1/1991, tập đoàn Minh Báo được thành lập và niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong với giá trị vốn hóa rơi vào khoảng 870 triệu HKD (gần 111 triệu USD). Trong đó, 60% cổ phần thuộc về Kim Dung. Ảnh: Stheadline.
Năm 1992, Minh Báo đạt lợi nhuận năm 100 triệu HKD (12,7 triệu USD). Theo thống kê của một tạp chí cùng năm, Kim Dung xếp thứ 64 danh sách người giàu Hong Kong với khối tài sản 1,2 tỷ HKD (khoảng 153 triệu USD). Ảnh: Sina.
Sau khi rút lui khỏi Minh Báo, nhà văn Kim Dung ngưng sáng tác, tập trung vào công việc sửa chữa tiểu thuyết. Tuy vậy, ông vẫn có các khoản thu tác quyền lớn. Ảnh: Mastvnet.
Năm 2010, Kim Dung kiếm được 3,5 triệu nhân dân tệ (446.000 USD, tức 11,7 tỷ đồng) bản quyền xuất bản sách ở Trung Quốc. Năm 2011, con số này là 2,2 triệu tệ (316.000 USD). Năm 2015, ông kiếm được 8,5 triệu tệ (1,2 triệu USD) tiền tác quyền. Ảnh: Theinitium.
Ngoài ra, nhà văn Kim Dung còn có nguồn thu lớn từ việc tác phẩm được chuyển thể thành phim. Ảnh: Metrodaily.
Ngoài ra, năm 2007, Kim Dung còn mua bất động sản ở Hong Kong với giá 5,58 triệu HKD (712.000 USD). Đến nay, giá thị trường của khối bất động sản đó đã tăng lên gần 12 triệu HKD (1,5 triệu USD). Ảnh: Huanqiu.
Video: Nhà văn Kim Dung qua đời. Nguồn: VTC14.