Trên thực tế, các siêu thị đều có những “chiêu thức” để "móc ví" khách hàng. Chẳng hạn như các siêu thị đều cố tình sắp xếp các gian hàng sao cho khách bước vào là bị mất phương hướng.Khoảng thời gian đi tìm kiếm các mặt hàng thiết yếu sẽ khiến khách hàng dễ “bốc đồng” và mua một vài thứ trên các kệ hàng dọc đường đi.Dãy tủ khóa ở cửa ra vào không phải vì sợ ăn cắp đồ mà là để khách hàng có thể ung dung mua sắm mà không phải lo mang vác theo đồ.Khoang đựng đồ trên xe đẩy có hình thang là để tạo cảm giác khách hàng chưa mua được nhiều - cho đến khi sắp xếp đồ vào túi ở quầy. Mỗi năm trôi qua, xe đẩy được thiết kế ngày một to hơn.Mỗi lần nhận được quà miễn phí tại siêu thị là sau khi đã bỏ ra một khoản tiền nhất định là một lần khách hàng rơi vào bẫy marketing đơn giản do các nhà bán lẻ tạo ra. Trên thực tế, quà miễn phí nhưng người mua vẫn phải trả tiền.Việc tặng thẻ tích điểm hoặc thẻ chiết khấu phần trăm thực chất là để thu thập thông tin về hoạt động mua bán của khách hàng. Thông tin cá nhân sẽ được doanh nghiệp sử dụng hợp pháp để nghiên cứu.Trong các siêu thị luôn có những khu vực trưng bày rất nhiều sản phẩm giảm giá. Những sản phẩm tương tự có thể được đặt ở các kệ nhưng người mua không để ý tới. Việc tập hợp và trưng bày nhiều sản phẩm trên cùng một quầy sẽ khiến khách hàng ảo tưởng về giá rẻ.Các mặt hàng phổ biến và được bán nhiều nhất thường được đặt ở các kệ trung tâm, thậm chí ở các quầy tròn nhỏ đặt giữa lối đi lớn. Theo đó, ngay cả khi không có nhu cầu mua, nhiều người ngang qua vẫn "vui tay" nhặt vài sản phẩm.Ít ai biết, cổng chống trộm thực chất dùng để đếm số lượng khách hơn là kiểm soát bọn trộm.Việc bán hàng theo combo khiến khách hàng dễ bị lừa rằng món đồ đó rẻ hơn giá trị thật. Tuy nhiên, khách hàng cần tỉnh táo để cân nhắc xem món đồ đi kèm đó mình có thực sự cần hay không. Nguồn ảnh: Getty
Trên thực tế, các siêu thị đều có những “chiêu thức” để "móc ví" khách hàng. Chẳng hạn như các siêu thị đều cố tình sắp xếp các gian hàng sao cho khách bước vào là bị mất phương hướng.
Khoảng thời gian đi tìm kiếm các mặt hàng thiết yếu sẽ khiến khách hàng dễ “bốc đồng” và mua một vài thứ trên các kệ hàng dọc đường đi.
Dãy tủ khóa ở cửa ra vào không phải vì sợ ăn cắp đồ mà là để khách hàng có thể ung dung mua sắm mà không phải lo mang vác theo đồ.
Khoang đựng đồ trên xe đẩy có hình thang là để tạo cảm giác khách hàng chưa mua được nhiều - cho đến khi sắp xếp đồ vào túi ở quầy. Mỗi năm trôi qua, xe đẩy được thiết kế ngày một to hơn.
Mỗi lần nhận được quà miễn phí tại siêu thị là sau khi đã bỏ ra một khoản tiền nhất định là một lần khách hàng rơi vào bẫy marketing đơn giản do các nhà bán lẻ tạo ra. Trên thực tế, quà miễn phí nhưng người mua vẫn phải trả tiền.
Việc tặng thẻ tích điểm hoặc thẻ chiết khấu phần trăm thực chất là để thu thập thông tin về hoạt động mua bán của khách hàng. Thông tin cá nhân sẽ được doanh nghiệp sử dụng hợp pháp để nghiên cứu.
Trong các siêu thị luôn có những khu vực trưng bày rất nhiều sản phẩm giảm giá. Những sản phẩm tương tự có thể được đặt ở các kệ nhưng người mua không để ý tới. Việc tập hợp và trưng bày nhiều sản phẩm trên cùng một quầy sẽ khiến khách hàng ảo tưởng về giá rẻ.
Các mặt hàng phổ biến và được bán nhiều nhất thường được đặt ở các kệ trung tâm, thậm chí ở các quầy tròn nhỏ đặt giữa lối đi lớn. Theo đó, ngay cả khi không có nhu cầu mua, nhiều người ngang qua vẫn "vui tay" nhặt vài sản phẩm.
Ít ai biết, cổng chống trộm thực chất dùng để đếm số lượng khách hơn là kiểm soát bọn trộm.
Việc bán hàng theo combo khiến khách hàng dễ bị lừa rằng món đồ đó rẻ hơn giá trị thật. Tuy nhiên, khách hàng cần tỉnh táo để cân nhắc xem món đồ đi kèm đó mình có thực sự cần hay không. Nguồn ảnh: Getty