Lạc vào khu rừng nguyên sinh toàn gỗ quý ở Quảng Bình

Google News

Chỉ rộng chừng 3 ha nhưng khi vào thăm khu rừng quý của ông Sinh, chúng tôi có cảm giác như mình đang lạc vào một khu rừng nguyên sinh.

Chỉ rộng chừng 3 ha nhưng khi vào thăm khu rừng quý của ông Sinh, chúng tôi có cảm giác như mình đang lạc vào một khu rừng nguyên sinh với hàng trăm loại cây rừng thẳng tắp cao hàng chục mét, xanh ngút tầm mắt…
Lac vao khu rung nguyen sinh toan go quy o Quang Binh
 Khu rừng với nhiều loại cây gỗ rừng bản địa quý hiếm của ông Đinh Hữu Sinh (ảnh: Phan Phương)
Khu Ông Sinh cho biết, để có khu rừng toàn cây gỗ bản địa như thế, ông đã mất gần 20 năm trồng và chăm sóc. “Khi được Nhà nước cấp đất trồng rừng, khác với mọi người, tôi không trồng các loại giống cây keo, bạch đàn…để nhanh thu hoạch, tôi chú trọng trồng các loại cây gỗ rừng bản địa, trong đó có nhiều loài gỗ quý như sưa, lim, vàng tâm, huỵnh…Ngoài lợi ích kinh tế, tôi còn muốn giữ lại cho muôn đời sau một cánh rừng tự nhiên như vốn có, dù đó chỉ là một khu rừng rất nhỏ…” – ông Sinh chia sẻ.
Lac vao khu rung nguyen sinh toan go quy o Quang Binh-Hinh-2
Dưới tán rừng, ông Sinh trồng dứa và nhiều loại cây dược liệu, đây là những sản phẩm phụ đã đem lại một nguồn thu không nhỏ cho gia đình ông Sinh (ảnh: Phan Phương) 
Theo lời ông Sinh, hiện trong khu rừng của ông có nhiều cây gỗ như lim, huỵnh…mà nếu cưa lấy gỗ bán cũng đã thu được từ 30 đến 50 triệu đồng/cây. Nhiều người chơi cây cảnh cổ thụ đến khu rừng của ông Sinh cũng muốn mua những cậy lội, cây sưa với giá hàng chục triệu mỗi cây. Thế nhưng, dù có giá trị lớn như vậy nhưng ông Sinh chưa hề nghĩ đến việc khai thác hoặc bứng những cây gỗ rừng để bán. Những lần như thế, ông Sinh thường khéo léo trả lời những người hỏi mua: “Đó là của hồi môn mà tui muốn để dành cho con cháu mai sau.”
Tuy không bán gỗ rừng, nhưng nhiều năm qua gia đình ông Sinh cũng đã sống khỏe từ việc thu sản phẩm phụ của khu rừng. Ông Sinh cho biết, nhiều năm nay, dưới tán khu rừng ông đưa giống cây dứa (thơm) vào trồng. Đây là loại cây mà theo ông Sinh trồng dưới tán rừng rất phù hợp, vừa giữa đất khỏi bị xói lở, tránh cây dại nhưng mỗi năm cũng đưa về cho gia đình ông nguồn thu hơn 10 triệu đồng.
Có những sản phẩm phụ khác cũng đem lại nguồn thu khá cho gia đình ông Sinh trong những năm qua đó là các loại dược liệu dưới tán rừng như: nấm lim, giảo cổ lam, hà thủ ô, thổ phục linh, bổ cốt toái và cả mật ong rừng…Chưa hết, với việc sở hữu hàng chục cây dẻ cổ thụ, mỗi mùa hạt dẻ, ông Sinh cũng thu được hàng triệu đồng từ việc nhặt hạt…
Theo Phan Phương/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)