Kinh doanh èo uột, bầu Đức lấy đâu ra 1,3 triệu USD mua máy bay để đi làm đồng?

Google News

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay có giá niêm yết hơn 1 triệu USD. Nếu cộng cả thuế và chi phí, con số sẽ ở mức hơn 1,3 triệu USD. Lương cho phi công điều khiển máy bay này vào khoảng 20.000 USD mỗi tháng.

Thông tin ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (bầu Đức) vừa chi 1,3 triệu USD để mua máy bay phục vụ nông nghiệp đầu tiên ở Đông Dương khiến dư luận xôn xao. Chiếc máy bay đã được nhập về Việt Nam, chuẩn bị đưa đưa sang Campuchia phục vụ trang trại của bầu Đức.
Chiếc máy bay có giá bán niêm yết hơn 1 triệu USD. Nếu cộng cả thuế và chi phí, con số sẽ ở mức hơn 1,3 triệu USD. Lương cho phi công điều khiển chiếc máy bay này đang ở mức 20.000 USD mỗi tháng, và phải thuê từ Philippine.
Kinh doanh eo uot, bau Duc lay dau ra 1,3 trieu USD mua may bay de di lam dong?
Hình ảnh về chiếc máy bay dòng Thrush 510P. 
Theo thông tin từ phía Hoàng Anh Gia Lai, chiếc máy bay thuộc dòng Thrush 510P đã cập cảng Cát Lái, TP HCM vào 17h ngày 3/11. Hiện chiếc máy bay này đang chờ đợi làm thủ tục đưa sang tỉnh Rattanakiri của Campuchia để phục vụ làm đồng cho trang trại của Hoàng Anh Gia Lai Agrico.
Lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai cho hay, máy bay nông nghiệp là giải pháp rất hiệu quả cho trang trại của HNG trong bối cảnh vườn chuối, thanh long, xoài, dừa đang đi vào khai thác ở Campuchia có diện tích lên đến trên 15.000 ha.

Thông tin từ nhà sản xuất cho thấy, dòng Thrush 510P có chiều dài cơ sở là 9,85m, chiều cao thân 2,84m, sải cánh 14,47m. Thể tích bình nhiên liệu là 863l, đủ để hoạt động liên tục trong 5 tiếng.
Ở tốc độ 135 dặm/giờ, chiếc máy bay có khả năng phun hóa chất trong phạm vi 1.238km. Tốc độ tối đa của chiếc Thrush 510P là 241 km/h.
Đây là lần thứ hai ông Đoàn Nguyên Đức mua máy bay. Nếu lần trước bầu Đức mua máy bay là nhằm phục vụ di chuyển cho chính bản thân ông, thì lần này, chiếc máy bay chỉ có một nhiệm vụ là chăm sóc cho những cánh đồng rộng 30.000 ha đang trồng chuối, thanh long, xoài, bưởi, và sầu riêng ở Campuchia.
Tại Việt Nam, bầu Đức là người đầu tiên công khai chuyện mua máy bay riêng. Năm 2008, ông bỏ 5,1 triệu USD mua chiếc máy bay hãng Beechcraft King Air 350.
Thời điểm đó, bầu Đức là một trong những doanh nhân có số tài sản “khủng” nhất, là người đứng đầu trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt.
Lý do bỏ hàng triệu USD để "tậu" máy bay, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết là để phục vụ cho công việc. Ông Đoàn Nguyên Đức Đức cũng cho rằng, dùng phương tiện nào là sở thích của từng người, song khi mua cần tính đến mục đích sử dụng.
Chiếc King Air350 được Bầu Đức “đánh tiếng” sang nhượng từ năm 2013. Giá bán chiếc King Air350 không được tiết lộ nhưng chắc chắn thấp hơn nhiều so với giá sắm mới, bởi tại thời điểm chuyển nhượng, chiếc King Air350 đã 11 năm tuổi.
Năm 2014,bầu Đức lại bất ngờ gây chú ý khi liên tục di chuyển trên chiếc máy bay phản lực Legacy600 hạng sang, có cabin với nội thất tiện nghi, sức chứa 13 chỗ ngồi.
Nhiều thông tin đồn đoán bầu Đức mua máy bay thứ 2 với giá 27 triệu USD, tuy nhiên nhà chức trách hàng không Việt Nam cho biết máy bay này được khai thác dưới sự đăng ký của một cá nhân nước ngoài, bầu Đức chỉ thuê lại. Sau khoảng 2 năm, chiếc Legacy600 không còn đăng ký khai thác ở Việt Nam.
Kinh doanh eo uot, bau Duc lay dau ra 1,3 trieu USD mua may bay de di lam dong?-Hinh-2
 Chiếc máy bay King Air350 của bầu Đức được sang nhượng cho chủ mới.
Tiền đâu để mua máy bay khi kinh doanh èo uột?
Thông tin mua máy bay phục vụ cho nông nghiệp của bầu Đức được đưa ra ngay sau khi kết quả kinh doanh của Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) đã được hé lộ.
Về hoạt động kinh doanh chính trong quý 3, HAGL chỉ đạt 557 tỷ đồng doanh thu thuần, lao dốc 60% so cùng kỳ.
Lợi nhuận gộp còn thảm hại hơn khi chỉ đạt vỏn vẹn hơn 3 tỷ đồng, chưa bằng 1% của mức 750 tỷ của cùng kỳ 2018. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên lao dốc từ mức 53% của cùng kỳ xuống còn 0,6%.
Điều đáng chú ý là cổ đông không kiểm soát tại các công ty con "gánh" lỗ tới 1.273 tỷ đồng nên lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ HAGL vẫn dương 713 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần hợp nhất của HAGL giảm 66%, từ 4.319 tỷ xuống còn 1.480 tỷ đồng. Lãi gộp giảm sâu từ gần 2.200 tỷ xuống 240 tỷ đồng. Lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ vẫn là số dương, đạt 197 tỷ đồng.
Với HAGL Agrico, Công ty báo lỗ quý 3 hơn 980 tỷ đồng, xác lập khoản lỗ khủng nhất từ khi niêm yết. Luỹ kế 9 tháng 2019, HAGL Agrico báo doanh thu chưa bằng phân nửa so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 1.276 tỷ đồng, tương ứng giảm đến 54%. Hơn nữa, Công ty thu về khoản lỗ hơn 1.725 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 289 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty cũng đang vay hơn 1.877 tỷ đồng của HAGL, 1.520 tỷ tại CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco), tăng mạnh so với con số đầu kỳ. Riêng với HAGL, vay dài hạn của HAGL Agrico giảm mạnh từ mức 3.679 tỷ đồng về 649 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu HAG của HAGL và HNG của HAGL Agrico giao dịch với những diễn biến trái chiều. Hiện tại, cổ phiếu HAG đang giao dịch tại mức giá quanh 4.100 đồng/cp. Ngược lại, cổ phiếu HNG ghi nhận mức giá trên dưới 14.800 đồng/cp.
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều thông tin về chuyển nhượng cổ phần của cả HAGL và HAGL Agrico.
Theo đó, HAGL chính thức “cắt đứt” mảng bất động sản tại Myanmar khi chuyển nhượng hơn 196 triệu cổ phần tương đương 47,93% vốn điều lệ tại HAGL Land cho Đại Quang Minh - công ty con của Thaco.
Hơn nữa, HAGL Agrico cũng có nhiều động thái chuyển nhượng đến 3 công ty con (Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển cao su Đông Dương và Công ty TNHH Đông Pênh) cho CTCP Sản xuất Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (Thadi), một công ty của tỷ phú Trần Bá Dương – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Thaco.

Video Bầu Đức kể chuyện trượt đại học, chiêu mộ Kiatisak, cưa đổ HLV Wenger - Nguồn: Vlog Minh Hải


Anh Nhi

>> xem thêm

Bình luận(0)