Nằm trong khu đô thị mới ở Đà Nẵng, ngôi nhà được thiết kế dành cho một cặp vợ chồng và hai con.Gia chủ mong muốn tìm được sự bình yên và ưu tiên không gian cho sự phát triển của các con.Hiện trạng xây dựng nhà ở nội khu chủ yếu lùi từ biên dọc 1-2m để mở cửa sổ bên, dẫn đến khoảng đệm giữa hai công trình liền kề chưa đảm bảo sự riêng tư. Từ bối cảnh đó, các kiến trúc sư đã định hướng thiết kế công trình hướng nội.Lấy cảm hứng từ bố cục nhiều tầng của ngôi nhà truyền thống ở địa phương, dự án tận dụng toàn bộ chiều rộng của khu đất, mở ra cảnh quan bên trong.Khu đất được chia thành 5 phần theo chiều dọc: hai không gian sống đan xen với ba khu vườn, tất cả được kết nối bởi “khu nhà nối”.Khái niệm xoay toàn bộ công trình 45 độ tạo ra một phương vị xiên, giảm nhẹ tính chất song song giữa cạnh biên khối kiến trúc và ranh đất.Sự khó nắm bắt về phương vị kết hợp yếu tố không gian đặc (trong) – rỗng (ngoài) đan xen lẫn nhau làm tăng độ sâu của công trình.Phương án xoay công trình còn xử lý yêu cầu phong thủy, đưa góc nhọn của căn nhà về ngã ba, nơi con đường nội khu đâm thẳng vào mặt đứng phía sau; đồng thời hình thành đường thông gió chủ động trong tổng thể.Toàn bộ tầng trệt dành cho hoạt động “học mà chơi” của trẻ, bao gồm phần sàn trống giữa hai khu vườn, tạo thành một sân chơi rộng lớn.Các khu vực chức năng còn lại gồm không gian làm việc và bếp ăn dành cho bố mẹ, được thu gọn lại và “sát cánh” như một “vùng hỗ trợ” đảm bảo các hoạt động của trẻ luôn trong tầm mắt.Tầng 1 quay 180 độ so với tầng trệt, tạo bố cục khép kín xung quanh sân trong, nơi tập trung cảnh quan và mọi tầm nhìn.Sắc xanh xuất hiện ở mọi góc. Nguồn ảnh: Hoàng LêBiệt thự nhà chồng Hà Tăng từng lên sóng quốc tế xa hoa cỡ nào?
Nằm trong khu đô thị mới ở Đà Nẵng, ngôi nhà được thiết kế dành cho một cặp vợ chồng và hai con.
Gia chủ mong muốn tìm được sự bình yên và ưu tiên không gian cho sự phát triển của các con.
Hiện trạng xây dựng nhà ở nội khu chủ yếu lùi từ biên dọc 1-2m để mở cửa sổ bên, dẫn đến khoảng đệm giữa hai công trình liền kề chưa đảm bảo sự riêng tư. Từ bối cảnh đó, các kiến trúc sư đã định hướng thiết kế công trình hướng nội.
Lấy cảm hứng từ bố cục nhiều tầng của ngôi nhà truyền thống ở địa phương, dự án tận dụng toàn bộ chiều rộng của khu đất, mở ra cảnh quan bên trong.
Khu đất được chia thành 5 phần theo chiều dọc: hai không gian sống đan xen với ba khu vườn, tất cả được kết nối bởi “khu nhà nối”.
Khái niệm xoay toàn bộ công trình 45 độ tạo ra một phương vị xiên, giảm nhẹ tính chất song song giữa cạnh biên khối kiến trúc và ranh đất.
Sự khó nắm bắt về phương vị kết hợp yếu tố không gian đặc (trong) – rỗng (ngoài) đan xen lẫn nhau làm tăng độ sâu của công trình.
Phương án xoay công trình còn xử lý yêu cầu phong thủy, đưa góc nhọn của căn nhà về ngã ba, nơi con đường nội khu đâm thẳng vào mặt đứng phía sau; đồng thời hình thành đường thông gió chủ động trong tổng thể.
Toàn bộ tầng trệt dành cho hoạt động “học mà chơi” của trẻ, bao gồm phần sàn trống giữa hai khu vườn, tạo thành một sân chơi rộng lớn.
Các khu vực chức năng còn lại gồm không gian làm việc và bếp ăn dành cho bố mẹ, được thu gọn lại và “sát cánh” như một “vùng hỗ trợ” đảm bảo các hoạt động của trẻ luôn trong tầm mắt.
Tầng 1 quay 180 độ so với tầng trệt, tạo bố cục khép kín xung quanh sân trong, nơi tập trung cảnh quan và mọi tầm nhìn.
Sắc xanh xuất hiện ở mọi góc. Nguồn ảnh: Hoàng Lê