Saigon One Tower được xem là một trong những dự án có vị trí đắc địa bậc nhất TPHCM khi nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600 m2 tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1, TPHCM) nhưng có số phận khá hẩm hiu.Cụ thể, cao ốc Saigon One Tower do liên doanh Công ty CP Sài Gòn One Tower làm chủ đầu tư gồm các cổ đông, như: Công ty CP M&C, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist, Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ. Đến năm 2021, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Viva Land - thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xuất hiện với tư cách là đơn vị quản lý và phát triển dự án Saigon One Tower. Dự án này cũng được đổi tên thành IFC One Saigon.Thế nhưng, dự án khởi công xây dựng từ năm 2007 thì đến năm 2011 dừng thi công cho đến nay, khi đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nguyên nhân được cho là thiếu vốn.Dự án từng bị lãnh đạo UBND TPHCM “điểm mặt” là một trong số ít dự án làm xấu bộ mặt TPHCM trong nhiều năm qua.Khu phức hợp trung tâm mua sắm - khách sạn Union Square có địa chỉ tại số 171 Đồng Khởi, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM và từng được Vạn Thịnh Phát mua lại với giá 10.000 tỷ đồng.Trung tâm này nằm trên khu đất đắt đỏ, đắc địa giữa TPHCM có diện tích khoảng 8.800 m2, tổng diện tích sàn lên đến 91.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao.Tuy nhiên nơi này hiện chỉ sử dụng tầng 1 - 2 cho các thương hiệu thời trang, nội thất thuê làm cửa hàng và 1 tầng hầm làm bãi đậu xe. Mặt bằng 2 tầng rộng lớn hơn ngàn mét vuông nói trên chỉ có khoảng 20 cửa hàng, phần còn lại bỏ trống. Trong khi, các tầng khác đều bị chặn cửa, không cho khách lui tới.Union Square luôn được giới thiệu là thiên đường mua sắm hàng hiệu, ẩm thực, giải trí hàng đầu nhưng đìu hiu suốt 8 năm qua.Khu "đất vàng" hơn 3.700 m2 nằm trên con phố có 4 mặt tiền đường giữa trung tâm Sài Gòn là Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực trước đây là Trung tâm Thương mại quốc tế ITC - từng bị cháy năm 2002.Năm 2007 UBND TPHCM đã cấp phép đầu tư xây dựng trung tâm thương mại trưng bày, kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn nhất lớn nhất thành phố (SJC Tower) do Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư.Sài Gòn Kim Cương là doanh nghiệp dự án được lập ra để đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh dự án tháp SJC Tower. Ban đầu, công ty này gồm có 4 cổ đông sáng lập, gồm Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần Kinh Đô, Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng Đông Á.Sau đó, các cổ đông sáng lập của Sài Gòn Kim Cương đã chuyển nhượng phần vốn góp cho các đối tác khác. Đến nay, cổ đông sở hữu Sài Gòn Kim Cương không còn là 4 cổ đông sáng lập như trên, mà thay vào đó là những cái tên hoàn toàn mới, trong đó có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát của gia tộc giàu có nhàTrương Mỹ Lan.Kể từ năm được cấp phép đầu tư vào năm 2007 đến nay, SJC Tower vẫn chỉ là khu "đất vàng" bỏ hoang, có thời điểm chủ đầu tư sử dụng làm bãi trông giữ xe.Chung cư Thuận Kiều Plaza có địa chỉ tại số 190 Hồng Bàng, phường 2, quận 5, TPHCM, gồm 3 block thẳng đứng cao 33 tầng với hàng trăm nhà ở, phòng chức năng.Có vị trí đắc địa tại quận 5, TPHCM, đây được xem là chung cư cao cấp đầu tiên tại TPHCM. Khu căn hộ của Thuận Kiều Plaza có tổng diện tích khoảng 60.000 m2, gồm 648 căn hộ chia đều cho ba tháp A, B, C với 5 loại. Cụ thể, loại căn hộ 2 phòng ngủ tương đương 80m2, loại 3 phòng ngủ khoảng 100m2, loại căn hộ mở rộng khoảng 180m2, loại hai tầng 154m2, loại hai tầng 195m2.Công trình này do Công ty Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5 (nay thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) hợp tác cùng Công ty Kings Harmony Intl Ltd (Hong Kong) xây dựng, trong đó phía Việt Nam góp 25% tổng vốn xây dựng.Con đường Đỗ Ngọc Thạch đâm vào cổng vuông giữa hai toà nhà. Nhiều chuyên gia phong thủy nói rằng, đây là điều cấm kỵ nhất mà Thuận Kiều Plaza phạm phải.Dự án đã được liên doanh bán cho Công ty CP Đầu tư An Đông, thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào năm 2014, gồm những căn hộ chưa sử dụng và toàn bộ phần thương mại.Trong gần 30 năm qua, Thuận Kiều Plaza thường gắn với lời đồn thổi là “3 cây nhang” giữa lòng Sài Gòn và những câu chuyện ma mị. Tuy nhiên, các kiến trúc sư cho rằng, chủ đầu tư thiết kế các căn hộ rất chật chội, như những “tổ chim”. Độ cao giữa các tầng khoảng 2,7m, các phòng trong căn hộ nhỏ lắt nhắt nên không thu hút được người dân về ở.Đây là một trong những tòa nhà cao tầng nổi bật nhất khu vực trung tâm TPHCM.Với mặt tiền hướng ra đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ, khách sạn The Reverie Saigon tọa lạc trên những tầng cao nhất của tòa nhà Times Square, ngay trung tâm tài chính thương mại và giải trí, du lịch của TPHCM.Là phần tinh hoa nhất của tòa nhà, khách sạn The Reverie Saigon mang đậm dấu ấn thiết kế vương giả phong cách Italy với không gian lộng lẫy, tinh xảo thủ công từng chi tiết, vừa phóng khoáng hiện đại vừa quý phái cổ điển.Sảnh lễ tân có không gian cá tính nhất trong tòa nhà nhờ kiến trúc phân tầng tạo chiều sâu và chiều rộng lý tưởng, trang trí lộng lẫy.Khách sạn The Reverie Saigon có hệ thống 224 phòng nghỉ diện tích từ 43-53m2 và 62 suite diện tích lớn từ 63-313m2, thiết kế theo 12 phong cách nội thất tráng lệ.Với nội thất theo phong cách quý tộc, bộ chăn nệm cao cấp quốc tế và những bức tường được bọc vải lụa Italy, các phòng và suite của khách sạn hiện có giá từ 450 - 15.000 USD một đêm.
Saigon One Tower được xem là một trong những dự án có vị trí đắc địa bậc nhất TPHCM khi nằm trên khu đất vàng rộng hơn 6.600 m2 tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1, TPHCM) nhưng có số phận khá hẩm hiu.
Cụ thể, cao ốc Saigon One Tower do liên doanh Công ty CP Sài Gòn One Tower làm chủ đầu tư gồm các cổ đông, như: Công ty CP M&C, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist, Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ. Đến năm 2021, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Viva Land - thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xuất hiện với tư cách là đơn vị quản lý và phát triển dự án Saigon One Tower. Dự án này cũng được đổi tên thành IFC One Saigon.
Thế nhưng, dự án khởi công xây dựng từ năm 2007 thì đến năm 2011 dừng thi công cho đến nay, khi đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nguyên nhân được cho là thiếu vốn.
Dự án từng bị lãnh đạo UBND TPHCM “điểm mặt” là một trong số ít dự án làm xấu bộ mặt TPHCM trong nhiều năm qua.
Khu phức hợp trung tâm mua sắm - khách sạn Union Square có địa chỉ tại số 171 Đồng Khởi, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM và từng được Vạn Thịnh Phát mua lại với giá 10.000 tỷ đồng.
Trung tâm này nằm trên khu đất đắt đỏ, đắc địa giữa TPHCM có diện tích khoảng 8.800 m2, tổng diện tích sàn lên đến 91.000 m2, quy mô 6 tầng hầm và 9 tầng nổi, trong đó có 5 tầng nổi là khách sạn 5 sao.
Tuy nhiên nơi này hiện chỉ sử dụng tầng 1 - 2 cho các thương hiệu thời trang, nội thất thuê làm cửa hàng và 1 tầng hầm làm bãi đậu xe. Mặt bằng 2 tầng rộng lớn hơn ngàn mét vuông nói trên chỉ có khoảng 20 cửa hàng, phần còn lại bỏ trống. Trong khi, các tầng khác đều bị chặn cửa, không cho khách lui tới.
Union Square luôn được giới thiệu là thiên đường mua sắm hàng hiệu, ẩm thực, giải trí hàng đầu nhưng đìu hiu suốt 8 năm qua.
Khu "đất vàng" hơn 3.700 m2 nằm trên con phố có 4 mặt tiền đường giữa trung tâm Sài Gòn là Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực trước đây là Trung tâm Thương mại quốc tế ITC - từng bị cháy năm 2002.
Năm 2007 UBND TPHCM đã cấp phép đầu tư xây dựng trung tâm thương mại trưng bày, kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn nhất lớn nhất thành phố (SJC Tower) do Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư.
Sài Gòn Kim Cương là doanh nghiệp dự án được lập ra để đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh dự án tháp SJC Tower. Ban đầu, công ty này gồm có 4 cổ đông sáng lập, gồm Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần Kinh Đô, Công ty TNHH Chứng khoán ngân hàng Đông Á.
Sau đó, các cổ đông sáng lập của Sài Gòn Kim Cương đã chuyển nhượng phần vốn góp cho các đối tác khác. Đến nay, cổ đông sở hữu Sài Gòn Kim Cương không còn là 4 cổ đông sáng lập như trên, mà thay vào đó là những cái tên hoàn toàn mới, trong đó có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát của gia tộc giàu có nhàTrương Mỹ Lan.
Kể từ năm được cấp phép đầu tư vào năm 2007 đến nay, SJC Tower vẫn chỉ là khu "đất vàng" bỏ hoang, có thời điểm chủ đầu tư sử dụng làm bãi trông giữ xe.
Chung cư Thuận Kiều Plaza có địa chỉ tại số 190 Hồng Bàng, phường 2, quận 5, TPHCM, gồm 3 block thẳng đứng cao 33 tầng với hàng trăm nhà ở, phòng chức năng.
Có vị trí đắc địa tại quận 5, TPHCM, đây được xem là chung cư cao cấp đầu tiên tại TPHCM. Khu căn hộ của Thuận Kiều Plaza có tổng diện tích khoảng 60.000 m2, gồm 648 căn hộ chia đều cho ba tháp A, B, C với 5 loại. Cụ thể, loại căn hộ 2 phòng ngủ tương đương 80m2, loại 3 phòng ngủ khoảng 100m2, loại căn hộ mở rộng khoảng 180m2, loại hai tầng 154m2, loại hai tầng 195m2.
Công trình này do Công ty Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5 (nay thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV) hợp tác cùng Công ty Kings Harmony Intl Ltd (Hong Kong) xây dựng, trong đó phía Việt Nam góp 25% tổng vốn xây dựng.
Con đường Đỗ Ngọc Thạch đâm vào cổng vuông giữa hai toà nhà. Nhiều chuyên gia phong thủy nói rằng, đây là điều cấm kỵ nhất mà Thuận Kiều Plaza phạm phải.
Dự án đã được liên doanh bán cho Công ty CP Đầu tư An Đông, thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào năm 2014, gồm những căn hộ chưa sử dụng và toàn bộ phần thương mại.
Trong gần 30 năm qua, Thuận Kiều Plaza thường gắn với lời đồn thổi là “3 cây nhang” giữa lòng Sài Gòn và những câu chuyện ma mị. Tuy nhiên, các kiến trúc sư cho rằng, chủ đầu tư thiết kế các căn hộ rất chật chội, như những “tổ chim”. Độ cao giữa các tầng khoảng 2,7m, các phòng trong căn hộ nhỏ lắt nhắt nên không thu hút được người dân về ở.
Đây là một trong những tòa nhà cao tầng nổi bật nhất khu vực trung tâm TPHCM.
Với mặt tiền hướng ra đường Đồng Khởi và Nguyễn Huệ, khách sạn The Reverie Saigon tọa lạc trên những tầng cao nhất của tòa nhà Times Square, ngay trung tâm tài chính thương mại và giải trí, du lịch của TPHCM.
Là phần tinh hoa nhất của tòa nhà, khách sạn The Reverie Saigon mang đậm dấu ấn thiết kế vương giả phong cách Italy với không gian lộng lẫy, tinh xảo thủ công từng chi tiết, vừa phóng khoáng hiện đại vừa quý phái cổ điển.
Sảnh lễ tân có không gian cá tính nhất trong tòa nhà nhờ kiến trúc phân tầng tạo chiều sâu và chiều rộng lý tưởng, trang trí lộng lẫy.
Khách sạn The Reverie Saigon có hệ thống 224 phòng nghỉ diện tích từ 43-53m2 và 62 suite diện tích lớn từ 63-313m2, thiết kế theo 12 phong cách nội thất tráng lệ.
Với nội thất theo phong cách quý tộc, bộ chăn nệm cao cấp quốc tế và những bức tường được bọc vải lụa Italy, các phòng và suite của khách sạn hiện có giá từ 450 - 15.000 USD một đêm.