HDBank: Tín dụng đạt hơn 9%, có thể lãi hơn 7.800 tỷ trong năm nay

Google News

Khi cân nhắc lo ngại về nợ xấu, VDSC tăng chi phí tín dụng dự báo cho giai đoạn 2021-2022 của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank, HDB) lên 1,1%.

VDSC không đánh giá cao bộ đệm dự phòng của ngân hàng mẹ do duy trì ở mức thấp hơn tỷ lệ hình thành nợ xấu. Có thể sẽ có độ trễ nhất định trong việc hình thành nợ xấu, vốn được ước tính sẽ tăng trong Q4/2021.
Cùng với việc cơ sở tín dụng dự kiến sẽ mở rộng mạnh ở quý cuối cùng của năm 2021 trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, VDSC nghĩ rằng nợ tái cơ cấu và chi phí tín dụng sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, VDSC không cho rằng mức trích lập dự phòng sẽ cao hơn đáng kể so với tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng nhằm tăng cường bộ đệm, khi xét đến chính sách trích lập dự phòng trước đây và khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
Do đó, VDSC duy trì quan điểm thận trọng đối với HDB, với mức độ phơi nhiễm cao với các phân khúc trung bình và thấp, bộ đệm dự phòng và chất lượng tài sản vừa phải.
Khi cân nhắc lo ngại về nợ xấu, VDSC tăng chi phí tín dụng dự báo cho giai đoạn 2021-2022 lên 1,1%. Do đó, lợi nhuận được điều chỉnh giảm xuống 7.843 tỷ đồng (+35% YoY) và 9.692 tỷ đồng (+24% YoY). Điều này tương đương với mức điều chỉnh lần lượt là -3% và -6% so với ước tính trước đó và đồng nghĩa LNTT nửa sau năm 2021 tăng trưởng +25% so với cùng kì.
HDBank: Tin dung dat hon 9%, co the lai hon 7.800 ty trong nam nay
 
Đến giữa tháng 9, tăng trưởng tín dụng của HDB đạt hơn 9% tính từ đầu năm, gần chạm mức trần tín dụng là 10%. So với hai năm trước, tốc độ tăng trưởng cho thấy cơ sở tín dụng mở rộng chậm hơn, nhiều khả năng do rủi ro tín dụng gia tăng ở các phân khúc khách hàng trung bình và thấp cũng như các đợt giãn cách xã hội kéo dài tại những khu vực hoạt động trọng yếu.
HDB đã xin NHNN nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên hơn 25%. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm được đặt ra trong ĐHCĐ là 26%.
Tăng trưởng huy động tính đến giữa tháng 9 giảm trở lại, còn tăng hơn 10% so với đầu năm, do ngân hàng chủ động giảm lãi suất huy động để phù hợp với nhu cầu thanh khoản. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động được thu hẹp, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ LDR cải thiện trong Q3 2021 và từ đó hỗ trợ NIM.
HDBank: Tin dung dat hon 9%, co the lai hon 7.800 ty trong nam nay-Hinh-2
 
VDSC ước tính tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LRR) vào khoảng 16% vào cuối tháng 6 năm 2021, giảm so với năm 2020. Cụ thể, tài sản có tính thanh khoản cao (HQLA) bao gồm trái phiếu Chính phủ giảm do lợi suất thấp và các tài sản tương tự khác như tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác cũng không tăng mạnh nhằm tạo dư địa cho vay. Hệ số LDR được công bố cải thiện nhẹ lên mức 68% trong 6T2021.
VDSC kỳ vọng ngân hàng có thể duy trì NIM trong nửa cuối năm 2021. Trên thực tế, NIM cho đến giữa tháng 9 không suy giảm nhiều so với 6T2021, dù công bố gói lãi suất hỗ trợ.
Dựa trên mức giảm lãi suất thực tế trong giai đoạn từ 15/7 - 31/8, chúng tôi ước tính tác động đến lợi suất cho vay bình quân trong 6 tháng cuối năm là khoảng 0,2%. HDB có thanh khoản tốt với nền tảng tài sản có tính thanh khoản cao do sở hữu mô hình cho vay lợi suất cao.
Điều này mang lại cho ngân hàng dư địa để quản lý NIM một cách hiệu quả trong giai đoạn phân khúc tài chính tiêu dùng không đóng góp nhiều. Giải ngân cho các phân khúc khác có lợi suất cho vay tốt sẽ là yếu tố hỗ trợ NIM.
Ví dụ, lãi suất thực tế của các khoản cho vay dự án năng lượng mặt trời thường trên 10% và lãi suất thực tế của các khoản cho vay nông nghiệp phân khúc bán lẻ dao động từ 9-10%.
VDSC kỳ vọng hệ số LDR sẽ được cải thiện hơn trong giai đoạn tới, dẫn dắt bới hạn mức tín dụng cao và tỉ lệ LRR giảm. NIM được dự phóng không đổi, duy trì ở mức quanh 4,5% trong nửa sau năm 2021 và phản ánh một đường NIM phẳng.
Lợi suất cho vay dự kiến giảm nhẹ trong khi chi phí huy động tăng do phát hành trái phiếu và tỷ lệ CASA không cải thiện nhiều, mặc dù HDB vừa cắt giảm lãi suất huy động. Thay đổi cấu trúc bảng cân đối được dự báo là yếu tố chính hỗ trợ NIM. 
Anh Nhi

>> xem thêm

Bình luận(0)