Nhiều mặt bằng có giá cho thuê đắt đỏ tại thủ đô như ở phố Huế, Nguyễn Thái Học, Hàng Khay, Tạ Hiện, Lương Văn Can, Bát Sứ, Xã Đàn, Chùa Bộc,... xuất hiện nhiều biển rao cho thuê cửa hàng.Dù đại dịch Covid-19 đã đi qua một thời gian, đến nay vẫn không ít mặt bằng trung tâm Hà Nội bị bỏ trống từ vài tháng đến cả năm. Trên phố Nguyễn Thái Học, hiện tượng nhiều cửa hàng kinh doanh cửa đóng, then cài xảy ra. Cứ cách từ một đến hai nhà, người đi đường dễ dàng gặp những tấm băng rôn dán số điện thoại treo ở mặt tiền.Mặt bằng 5 tầng tại số 115 phố Nguyễn Thái Học trong ảnh có giá gần 250 triệu đồng/tháng. Người dân xung quanh cho rằng, chi phí thuê đắt đỏ cộng với việc do ngôi nhà này nằm trên đường một chiều, không có chỗ để xe khiến việc kinh doanh ở đây gặp nhiều trở ngại.Mặt bằng số 65 Hà Trung được dán chằng chịt biển rao vặt do giá thuê ở đây lên tới 4.000 USD/tháng khiến cho hộ kinh doanh trước đó phải chuyển ra mặt bằng khác nhỏ hơn. Theo chủ nhà, đây là nơi tập trung đông khách du lịch, buôn bán sầm uất và từ trước đến nay họ chỉ chuyên cho thuê kinh doanh vàng bạc.Một cửa hàng ở phố Tạ Hiện treo biển cho thuê hơn 1 tuần nay. Theo chia sẻ của anh Dũng (chủ nhà), ngay sau khi rao cho thuê mặt bằng, có 30% khách hỏi làm dịch vụ spa, 30% là quán bia và 30% là bên môi giới. "Tuy nhiên dù là nơi phù hợp để mở hàng quán nhưng rất nhiều chủ thuê cũ đã trả lại mặt bằng ngay khi hết hạn hợp đồng do kinh doanh thua lỗ", anh nói.Vỉa hè phía trước các cửa hàng ở khu vực này được những người bán trà đá trưng dụng kê bàn ghế tiếp khách hoặc làm chỗ để xe máy.Một căn nhà tại phố Hàng Khay nhìn ra hồ Gươm được bỏ trống từ đầu tháng 1 đang mở toang cửa cho khách vào xem. "Năm 2019, trước thời điểm dịch bệnh Covid-19, giá thuê mặt bằng này là 110 triệu đồng/tháng, nhưng hiện chỉ còn 90 triệu đồng/tháng", ông Chính (chủ nhà) chia sẻ.Không chỉ việc kinh doanh buôn bán hàng hóa gặp khó khăn, nhiều khách sạn ở phố cổ Hà Nội cũng chưa hoạt động trở lại từ sau đại dịch, mặt bằng bị bỏ trống.Nơi từng là khách sạn trên phố Bát Sứ, các mảnh tường bong tróc lộ cả khung sắt hoen gỉ do lâu ngày không được sử dụng.Nằm ngay tại vị trí đắc địa ở nút giao Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học, căn nhà này từng đổi rất nhiều chủ, kinh doanh nhiều loại hình khác nhau, nay đang bị để trống lâu ngày, không có khách thuê.Không chỉ có các mặt bằng trên phố, nhiều TTTM cũng rơi vào cảnh đìu hiu, các nhãn hiệu không kinh doanh có lãi và phải rời bỏ.Tại TTTM Indochina Plaza Hanoi (quận Cầu Giấy), nhiều ki-ốt, gian hàng bỏ trống, cửa khoá kín vài năm nay.Cụm rạp chiếu phim và một số gian hàng ngừng hoạt động đã rất lâu. Nhân dịp này, chủ đầu tư tranh thủ cải tạo, sửa chữa lại.Tương tự, TTTM Hanoi Centerpoint (quận Thanh Xuân) cũng xuất hiện nhiều biển hiệu rao cho thuê mặt bằng.
Nhiều mặt bằng có giá cho thuê đắt đỏ tại thủ đô như ở phố Huế, Nguyễn Thái Học, Hàng Khay, Tạ Hiện, Lương Văn Can, Bát Sứ, Xã Đàn, Chùa Bộc,... xuất hiện nhiều biển rao cho thuê cửa hàng.
Dù đại dịch Covid-19 đã đi qua một thời gian, đến nay vẫn không ít mặt bằng trung tâm Hà Nội bị bỏ trống từ vài tháng đến cả năm. Trên phố Nguyễn Thái Học, hiện tượng nhiều cửa hàng kinh doanh cửa đóng, then cài xảy ra. Cứ cách từ một đến hai nhà, người đi đường dễ dàng gặp những tấm băng rôn dán số điện thoại treo ở mặt tiền.
Mặt bằng 5 tầng tại số 115 phố Nguyễn Thái Học trong ảnh có giá gần 250 triệu đồng/tháng. Người dân xung quanh cho rằng, chi phí thuê đắt đỏ cộng với việc do ngôi nhà này nằm trên đường một chiều, không có chỗ để xe khiến việc kinh doanh ở đây gặp nhiều trở ngại.
Mặt bằng số 65 Hà Trung được dán chằng chịt biển rao vặt do giá thuê ở đây lên tới 4.000 USD/tháng khiến cho hộ kinh doanh trước đó phải chuyển ra mặt bằng khác nhỏ hơn. Theo chủ nhà, đây là nơi tập trung đông khách du lịch, buôn bán sầm uất và từ trước đến nay họ chỉ chuyên cho thuê kinh doanh vàng bạc.
Một cửa hàng ở phố Tạ Hiện treo biển cho thuê hơn 1 tuần nay. Theo chia sẻ của anh Dũng (chủ nhà), ngay sau khi rao cho thuê mặt bằng, có 30% khách hỏi làm dịch vụ spa, 30% là quán bia và 30% là bên môi giới. "Tuy nhiên dù là nơi phù hợp để mở hàng quán nhưng rất nhiều chủ thuê cũ đã trả lại mặt bằng ngay khi hết hạn hợp đồng do kinh doanh thua lỗ", anh nói.
Vỉa hè phía trước các cửa hàng ở khu vực này được những người bán trà đá trưng dụng kê bàn ghế tiếp khách hoặc làm chỗ để xe máy.
Một căn nhà tại phố Hàng Khay nhìn ra hồ Gươm được bỏ trống từ đầu tháng 1 đang mở toang cửa cho khách vào xem. "Năm 2019, trước thời điểm dịch bệnh Covid-19, giá thuê mặt bằng này là 110 triệu đồng/tháng, nhưng hiện chỉ còn 90 triệu đồng/tháng", ông Chính (chủ nhà) chia sẻ.
Không chỉ việc kinh doanh buôn bán hàng hóa gặp khó khăn, nhiều khách sạn ở phố cổ Hà Nội cũng chưa hoạt động trở lại từ sau đại dịch, mặt bằng bị bỏ trống.
Nơi từng là khách sạn trên phố Bát Sứ, các mảnh tường bong tróc lộ cả khung sắt hoen gỉ do lâu ngày không được sử dụng.
Nằm ngay tại vị trí đắc địa ở nút giao Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học, căn nhà này từng đổi rất nhiều chủ, kinh doanh nhiều loại hình khác nhau, nay đang bị để trống lâu ngày, không có khách thuê.
Không chỉ có các mặt bằng trên phố, nhiều TTTM cũng rơi vào cảnh đìu hiu, các nhãn hiệu không kinh doanh có lãi và phải rời bỏ.
Tại TTTM Indochina Plaza Hanoi (quận Cầu Giấy), nhiều ki-ốt, gian hàng bỏ trống, cửa khoá kín vài năm nay.
Cụm rạp chiếu phim và một số gian hàng ngừng hoạt động đã rất lâu. Nhân dịp này, chủ đầu tư tranh thủ cải tạo, sửa chữa lại.
Tương tự, TTTM Hanoi Centerpoint (quận Thanh Xuân) cũng xuất hiện nhiều biển hiệu rao cho thuê mặt bằng.