Trên thế giới có không ít tỷ phú từng có mọi thứ trong tay, sống một cuộc đời “vương giả” nhưng lại không may vướng vào vòng lao lý.Wong Kwong Yu từng là một tỷ phú có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các sản phẩm điện tử.Năm 2010, Won Kwong Yu bị kết án 14 năm vì tội hối lộ và giao dịch nội gián. Theo công bố của tòa, Wong đã sử dụng thông tin tối mật để bán cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ Centergate Bắc Kinh - nơi ông là một trong những cổ đông lớn nhất.Vị tỷ phú người Trung Quốc này cũng bị cáo buộc đã hối lộ cảnh sát và cán bộ thuế để "moi" thông tin trong chính phủ với số tiền hối lộ lên đến 740.000 USD (hơn 17 tỷ đồng).Theo The Richest, Chung Mong-Koo là Chủ tịch Hyundai, hãng sản xuất ôtô nổi tiếng của Hàn Quốc. Ông sở hữu tài sản khoảng 7 tỷ USD (tính đến 2015) và là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc.Trước đó, năm 2007, ông bị kết án 3 năm tù vì lạm dụng công quỹ. Tuy nhiên, vị tỷ phú này chỉ phải ngồi tù vài tháng và được ân xá nhờ những đóng góp lớn cho xã hội. Ngoài ra, ông cũng cam kết quyên góp hơn 1 tỷ USD để làm từ thiện.Robert Allen Standford từng là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới với cuộc sống xa hoa không tưởng.Thế nhưng sự đời không ai ngờ, năm 2009, Stanford bị truy tố vì điều hành chương trình lừa đảo Ponzi (đa cấp) trị giá 7 tỷ USD thông qua Ngân hàng Quốc tế Stanford ở Antigua.Năm 2012, Stanford bị kết án 110 năm tù và phải bồi thường 5,9 tỷ USD cho các nạn nhân của mình.Thomas Kwok là người đứng sau công ty bất động sản lớn nhất Hong Kong - Sun Hung Kai Properties. Đây là công ty mà Thomas và các anh em trai được thừa kế từ cha.Thomas cùng em trai Raymond bị buộc tội hối lộ quan chức chính phủ Hong Kong Rafael Hui. Năm 2012, Raymond được tại ngoại, còn Thomas bị kết án 5 năm tù và phải nộp phạt 500.000 USD (11,5 tỷ đồng).Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev từng là những người giàu nhất tại Nga, với tài sản lên tới 15 tỷ USD. Khi chính quyền Xô Viết sụp đổ, họ được lợi lớn từ quá trình tư nhân hóa nền kinh tế và làm giàu nhờ đầu tư dầu mỏ.Đầu những năm 2000, hai người bị đưa ra tòa vì tội trốn thuế, rửa tiền và bị kết án tù.Michael Milken là một tỷ phú với số tài sản ròng khoảng 3,7 tỷ USD. Milken là người tiên phong với chiến lược M&A - mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hòng sinh lời.Milken bị điều tra sau khi bị tố giác thực hiện hành vi nội gián, tỷ phú này bị kết án 6 tội danh liên quan đến vi phạm hoạt động giao dịch chứng khoán và trốn thuế, phải trả khoản tiền phạt lên tới 600 triệu USD. Do tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, Milken chỉ phải ngồi tù 2 năm và bị cấm giao dịch chứng khoán vĩnh viễn.Sotheby’s là công ty hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, chuyên đấu giá các bộ sưu tập, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật… Alfred Taubman là Chủ tịch của Sotheby’s từ những năm 1980 đến 2000.Ông chính là người đã vực dậy Sotheby’s khỏi thời kỳ khủng hoảng, đưa công ty lên sàn chứng khoán và bỏ túi riêng hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2002, ông bị buộc tội thông đồng định giá cổ phiếu bất hợp pháp cùng Công ty Christie’s. Taubman bị phạt tù 10 tháng và phạt tiền hơn 7 triệu USD.S. Curtis Johnson từng là tỷ phú với giá trị tài sản khoảng 4 tỷ USD. Johnson là chắt của Samuel Curtis Johnson, người sáng lập tập đoàn hóa phẩm tẩy rửa hàng tỷ USD, SC Johnson.Năm 2011, S. Curtis Johnson bị buộc tội tấn công tình dục con gái riêng khi còn ở tuổi thiếu niên, đối mặt với án phạt tối đa lên tới 40 năm. Tuy nhiên, cuộc tranh tụng kéo dài suốt 3 năm đã dẫn đến một thỏa thuận: Johnson thừa nhận tội danh và hành vi gây rối trật tự, chịu án phạt 4 tháng tù và phải nộp phạt 6.000 USD (138 triệu đồng).
Trên thế giới có không ít tỷ phú từng có mọi thứ trong tay, sống một cuộc đời “vương giả” nhưng lại không may vướng vào vòng lao lý.
Wong Kwong Yu từng là một tỷ phú có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các sản phẩm điện tử.
Năm 2010, Won Kwong Yu bị kết án 14 năm vì tội hối lộ và giao dịch nội gián. Theo công bố của tòa, Wong đã sử dụng thông tin tối mật để bán cổ phiếu của Tập đoàn công nghệ Centergate Bắc Kinh - nơi ông là một trong những cổ đông lớn nhất.
Vị tỷ phú người Trung Quốc này cũng bị cáo buộc đã hối lộ cảnh sát và cán bộ thuế để "moi" thông tin trong chính phủ với số tiền hối lộ lên đến 740.000 USD (hơn 17 tỷ đồng).
Theo The Richest, Chung Mong-Koo là Chủ tịch Hyundai, hãng sản xuất ôtô nổi tiếng của Hàn Quốc. Ông sở hữu tài sản khoảng 7 tỷ USD (tính đến 2015) và là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn tại Hàn Quốc.
Trước đó, năm 2007, ông bị kết án 3 năm tù vì lạm dụng công quỹ. Tuy nhiên, vị tỷ phú này chỉ phải ngồi tù vài tháng và được ân xá nhờ những đóng góp lớn cho xã hội. Ngoài ra, ông cũng cam kết quyên góp hơn 1 tỷ USD để làm từ thiện.
Robert Allen Standford từng là một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới với cuộc sống xa hoa không tưởng.
Thế nhưng sự đời không ai ngờ, năm 2009, Stanford bị truy tố vì điều hành chương trình lừa đảo Ponzi (đa cấp) trị giá 7 tỷ USD thông qua Ngân hàng Quốc tế Stanford ở Antigua.
Năm 2012, Stanford bị kết án 110 năm tù và phải bồi thường 5,9 tỷ USD cho các nạn nhân của mình.
Thomas Kwok là người đứng sau công ty bất động sản lớn nhất Hong Kong - Sun Hung Kai Properties. Đây là công ty mà Thomas và các anh em trai được thừa kế từ cha.
Thomas cùng em trai Raymond bị buộc tội hối lộ quan chức chính phủ Hong Kong Rafael Hui. Năm 2012, Raymond được tại ngoại, còn Thomas bị kết án 5 năm tù và phải nộp phạt 500.000 USD (11,5 tỷ đồng).
Mikhail Khodorkovsky và Platon Lebedev từng là những người giàu nhất tại Nga, với tài sản lên tới 15 tỷ USD. Khi chính quyền Xô Viết sụp đổ, họ được lợi lớn từ quá trình tư nhân hóa nền kinh tế và làm giàu nhờ đầu tư dầu mỏ.
Đầu những năm 2000, hai người bị đưa ra tòa vì tội trốn thuế, rửa tiền và bị kết án tù.
Michael Milken là một tỷ phú với số tài sản ròng khoảng 3,7 tỷ USD. Milken là người tiên phong với chiến lược M&A - mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hòng sinh lời.
Milken bị điều tra sau khi bị tố giác thực hiện hành vi nội gián, tỷ phú này bị kết án 6 tội danh liên quan đến vi phạm hoạt động giao dịch chứng khoán và trốn thuế, phải trả khoản tiền phạt lên tới 600 triệu USD. Do tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, Milken chỉ phải ngồi tù 2 năm và bị cấm giao dịch chứng khoán vĩnh viễn.
Sotheby’s là công ty hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới, chuyên đấu giá các bộ sưu tập, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật… Alfred Taubman là Chủ tịch của Sotheby’s từ những năm 1980 đến 2000.
Ông chính là người đã vực dậy Sotheby’s khỏi thời kỳ khủng hoảng, đưa công ty lên sàn chứng khoán và bỏ túi riêng hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2002, ông bị buộc tội thông đồng định giá cổ phiếu bất hợp pháp cùng Công ty Christie’s. Taubman bị phạt tù 10 tháng và phạt tiền hơn 7 triệu USD.
S. Curtis Johnson từng là tỷ phú với giá trị tài sản khoảng 4 tỷ USD. Johnson là chắt của Samuel Curtis Johnson, người sáng lập tập đoàn hóa phẩm tẩy rửa hàng tỷ USD, SC Johnson.
Năm 2011, S. Curtis Johnson bị buộc tội tấn công tình dục con gái riêng khi còn ở tuổi thiếu niên, đối mặt với án phạt tối đa lên tới 40 năm. Tuy nhiên, cuộc tranh tụng kéo dài suốt 3 năm đã dẫn đến một thỏa thuận: Johnson thừa nhận tội danh và hành vi gây rối trật tự, chịu án phạt 4 tháng tù và phải nộp phạt 6.000 USD (138 triệu đồng).