Dưới đây là 2 cái tên nổi bật trong danh sách khi được biết đến là những kim loại quý hơn cả vàng.Rhodium (ký hiệu hóa học là Rh) được xem như là kim loại quý giá và đắt tiền nhất trên thế giới.Là kim loại chuyển tiếp có tính chất hóa học đặc biệt, Rhodium hoàn toàn không bị ăn mòn hay oxy hóa, ít bị mờ và trầy xước.Rhodium thường được sử dụng như một loại nguyên vật liệu để gia công đồ trang sức, nhờ đặc tính phản xạ ánh sáng cực cao (một điều cực kỳ hiếm thấy ở các loại kim loại khác).Ngoài ra, khi được kết hợp để sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác, Rhodium góp phần quan trọng giúp giảm lượng khí thải độc hại đến từ các phương tiện giao thông thải ra môi trường.Tuy nhiên, loại vật liệu này lại sở hữu mức giá… trên trời, đắt đỏ gấp 6 lần vàng.Được biết, 80% Rhodium được tìm thấy ở Nam Phi, với tổng sản lượng mỗi năm thu được chỉ khoảng 20 tấn.Chính vì sở hữu những tác dụng vượt trội nhưng số lượng lại ít ỏi, giá bán Rhodium không ngừng tăng qua các năm và chúng nghiễm nhiên trở thành kim loại đắt đỏ nhất thế giới.Đứng thứ hai sau Rhodium về độ xa xỉ là Palladium - kim loại thường được sử dụng để sản xuất vàng trắng.Palladium cũng được ứng dụng trong công đoạn chế tác bộ chuyển đổi xúc tác của xe, thứ kim loại này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý khí CO và CO2 thành chất ít độc hơn khi thải ra môi trường.Điểm nổi bật của Palladium là có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong nhóm platin với trọng lượng nhẹ.Đặc biệt, Palladium cũng chống xỉn màu tốt, dẫn điện ổn định và có khả năng chống ăn mòn hóa học, chịu nhiệt cao.Vì vậy, đây là kim loại có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đá quý, chế tạo máy móc và pin.Các mỏ khai thác Palladium được phát hiện chủ yếu ở Nga, Nam Phi, Canada và Hoa Kỳ. Trong đó Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất với 50% trữ lượng Palladium trên toàn thế giới.Cùng với sự tăng trưởng của ngành sản xuất ô tô, giá Palladium không ngừng gia tăng, đạt mức 2000 USD (khoảng 45,7 triệu đồng) cho khoảng 28.3g vào năm 2020.
Dưới đây là 2 cái tên nổi bật trong danh sách khi được biết đến là những kim loại quý hơn cả vàng.
Rhodium (ký hiệu hóa học là Rh) được xem như là kim loại quý giá và đắt tiền nhất trên thế giới.
Là kim loại chuyển tiếp có tính chất hóa học đặc biệt, Rhodium hoàn toàn không bị ăn mòn hay oxy hóa, ít bị mờ và trầy xước.
Rhodium thường được sử dụng như một loại nguyên vật liệu để gia công đồ trang sức, nhờ đặc tính phản xạ ánh sáng cực cao (một điều cực kỳ hiếm thấy ở các loại kim loại khác).
Ngoài ra, khi được kết hợp để sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác, Rhodium góp phần quan trọng giúp giảm lượng khí thải độc hại đến từ các phương tiện giao thông thải ra môi trường.
Tuy nhiên, loại vật liệu này lại sở hữu mức giá… trên trời, đắt đỏ gấp 6 lần vàng.
Được biết, 80% Rhodium được tìm thấy ở Nam Phi, với tổng sản lượng mỗi năm thu được chỉ khoảng 20 tấn.
Chính vì sở hữu những tác dụng vượt trội nhưng số lượng lại ít ỏi, giá bán Rhodium không ngừng tăng qua các năm và chúng nghiễm nhiên trở thành kim loại đắt đỏ nhất thế giới.
Đứng thứ hai sau Rhodium về độ xa xỉ là Palladium - kim loại thường được sử dụng để sản xuất vàng trắng.
Palladium cũng được ứng dụng trong công đoạn chế tác bộ chuyển đổi xúc tác của xe, thứ kim loại này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý khí CO và CO2 thành chất ít độc hơn khi thải ra môi trường.
Điểm nổi bật của Palladium là có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong nhóm platin với trọng lượng nhẹ.
Đặc biệt, Palladium cũng chống xỉn màu tốt, dẫn điện ổn định và có khả năng chống ăn mòn hóa học, chịu nhiệt cao.
Vì vậy, đây là kim loại có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đá quý, chế tạo máy móc và pin.
Các mỏ khai thác Palladium được phát hiện chủ yếu ở Nga, Nam Phi, Canada và Hoa Kỳ. Trong đó Nga chiếm tỉ trọng lớn nhất với 50% trữ lượng Palladium trên toàn thế giới.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành sản xuất ô tô, giá Palladium không ngừng gia tăng, đạt mức 2000 USD (khoảng 45,7 triệu đồng) cho khoảng 28.3g vào năm 2020.