Năm 2014, cô giáo Lê Thị Nga, Trường THCS thị trấn Quỳ Hợp (Nghệ An) mạnh dạn vay thêm vốn và thuê 350m2 đất ở khối 16 - thị trấn Quỳ Hợp để xây dựng trại nuôi gà Ai Cập khép kín, với tổng chi phí ban đầu hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Q.AĐến nay, trang trại gà của gia đình cô Nga luôn duy trì nuôi từ 1.500 - 1.800 con gà siêu đẻ, giống Ai Cập. Ảnh: Q.AKhác với các trang trại nuôi gà trên địa bàn, trang trại nuôi gà của cô Nga áp dụng hình thức bán công nghiệp. Thức ăn chính cho gà là 50% cám tổng hợp, 50% ngô, gạo lứt và rau xanh. Ảnh: Q.AĐể thiết lập "trật tự" cho đàn gà, máng ăn được tạo thành từng ô riêng biệt. Chính kiểu thiết kế này mà gà không tranh ăn, cắn nhau, làm ảnh hưởng đến sự phát triển. Ảnh: Q.AĐể tạo môi trường thích hợp cho gà đẻ trứng, hệ thống chuồng nuôi ngoài được bao bọc bởi hệ thống cây xanh, vào mùa hè, những ngày nắng nóng còn có hệ thống phun nước làm mát trên mái. Ảnh: Q.ABên trong chuồng, được thiết kế thành 2 tầng, tầng 1 để gà ăn, đẻ trứng, còn tầng 2 là nơi chúng ngủ. Ảnh: Q.AĐể khử khí độc, chuồng nuôi còn được lắp đặt quạt thông gió. Ảnh: Q.AĐặc biệt, để kích thích tiêu hóa, giúp gà "thư giãn", đẻ nhiều trứng, cô Nga còn cho lắp đặt hệ thống loa nghe nhạc. Cứ đầu buổi sáng và buổi chiều, vào thời điểm gà ăn thì những bản nhạc du dương lại cất lên. Theo cô Nga: "Tôi thấy các trang trại bò sữa cho bò nghe nhạc nên tôi cũng thử cho gà nghe nhạc và thấy có hiệu quả cao”. Ảnh: Q.ACũng chính từ cách nuôi gà có một không hai ở Nghệ An này, bình quân mỗi ngày trại gà của gia đình cô Nga thu được từ 450 - 500 quả trứng, chủ yếu nhập cho các trường học, nhà hàng trên địa bàn Quỳ Hợp. Với giá bán từ 3.000- 3.500 đồng/quả, sau khi trừ chi phí, đem lại lợi nhuận cho gia đình cô Nga gần 10 triệu đồng/tháng. Chưa kể, sau thời gian từ 10-12 tháng gà đẻ, cô Nga có thêm nguồn thu từ gà thịt thương phẩm khi thay gà mẹ. Gà siêu trứng Ai Cập được thương lái thu mua với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Không chỉ gia đình có thêm thu nhập, trang trại gà của gia đình cô Nga còn tạo việc làm cho 2- 3 lao động địa phương, với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Ảnh: Q.A
Năm 2014, cô giáo Lê Thị Nga, Trường THCS thị trấn Quỳ Hợp (Nghệ An) mạnh dạn vay thêm vốn và thuê 350m2 đất ở khối 16 - thị trấn Quỳ Hợp để xây dựng trại nuôi gà Ai Cập khép kín, với tổng chi phí ban đầu hơn 200 triệu đồng. Ảnh: Q.A
Đến nay, trang trại gà của gia đình cô Nga luôn duy trì nuôi từ 1.500 - 1.800 con gà siêu đẻ, giống Ai Cập. Ảnh: Q.A
Khác với các trang trại nuôi gà trên địa bàn, trang trại nuôi gà của cô Nga áp dụng hình thức bán công nghiệp. Thức ăn chính cho gà là 50% cám tổng hợp, 50% ngô, gạo lứt và rau xanh. Ảnh: Q.A
Để thiết lập "trật tự" cho đàn gà, máng ăn được tạo thành từng ô riêng biệt. Chính kiểu thiết kế này mà gà không tranh ăn, cắn nhau, làm ảnh hưởng đến sự phát triển. Ảnh: Q.A
Để tạo môi trường thích hợp cho gà đẻ trứng, hệ thống chuồng nuôi ngoài được bao bọc bởi hệ thống cây xanh, vào mùa hè, những ngày nắng nóng còn có hệ thống phun nước làm mát trên mái. Ảnh: Q.A
Bên trong chuồng, được thiết kế thành 2 tầng, tầng 1 để gà ăn, đẻ trứng, còn tầng 2 là nơi chúng ngủ. Ảnh: Q.A
Để khử khí độc, chuồng nuôi còn được lắp đặt quạt thông gió. Ảnh: Q.A
Đặc biệt, để kích thích tiêu hóa, giúp gà "thư giãn", đẻ nhiều trứng, cô Nga còn cho lắp đặt hệ thống loa nghe nhạc. Cứ đầu buổi sáng và buổi chiều, vào thời điểm gà ăn thì những bản nhạc du dương lại cất lên. Theo cô Nga: "Tôi thấy các trang trại bò sữa cho bò nghe nhạc nên tôi cũng thử cho gà nghe nhạc và thấy có hiệu quả cao”. Ảnh: Q.A
Cũng chính từ cách nuôi gà có một không hai ở Nghệ An này, bình quân mỗi ngày trại gà của gia đình cô Nga thu được từ 450 - 500 quả trứng, chủ yếu nhập cho các trường học, nhà hàng trên địa bàn Quỳ Hợp. Với giá bán từ 3.000- 3.500 đồng/quả, sau khi trừ chi phí, đem lại lợi nhuận cho gia đình cô Nga gần 10 triệu đồng/tháng. Chưa kể, sau thời gian từ 10-12 tháng gà đẻ, cô Nga có thêm nguồn thu từ gà thịt thương phẩm khi thay gà mẹ. Gà siêu trứng Ai Cập được thương lái thu mua với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg. Không chỉ gia đình có thêm thu nhập, trang trại gà của gia đình cô Nga còn tạo việc làm cho 2- 3 lao động địa phương, với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. Ảnh: Q.A