Nhiều người nuôi chim đà điểu hiện nay chỉ chăn nuôi theo phương pháp tự tìm tòi qua sách báo, hoặc kinh nghiệm tự đúc kết qua nhiều năm. Đối với những người mới nuôi lần đầu tiên thì hầu hết chưa biết nhiều về kỹ thuật, nên dễ bị thất bại, hoặc tốn kém khá nhiều chi phí đầu tư.Để tìm hiểu vấn đề này, PV đã “đột nhập” một trang trại nuôi loài chim đà điểu tại Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đây là một trang trại quy mô nhất của tỉnh đang nuôi thành công loài chim này. Anh Ngô Văn Tưởng – Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa cho biết, chim đà điểu là loài dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng để chim phát triển tốt, người nuôi cần chú ý một trong những khâu quan trọng nhất đó là cho ăn và kỹ thuật làm chuồng.Đà điểu lớn cần nâng lưới cho phù hợp.Theo anh Tưởng, nên kết hợp 2 loại thức ăn đó là thức ăn tinh (hỗn hợp) và các loại rau (thức ăn tươi) là tốt nhất. Đà điểu dưới 4 tháng tuổi thức ăn tươi được cắt nhỏ khoảng 1cm, 4 tháng trở lên cắt từ 2- 3cm. Đối với đà điểu dưới 70kg phân ra cho ăn nhiều lần khoảng 2- 3 lần/ngày, đà điểu trên 70kg cho ăn 1 lần/ngày. Riêng đối với thức ăn tinh nên phân chia trọng lượng cho ăn theo tháng tuổi; đà điểu 1 - 2 tháng tuổi cho ăn 200g/ngày, 3 tháng tuổi 600g/ngày, 4 tháng tuổi từ 900 – 1.000g/ngày, 5 tháng là 1.100g/ngày, 6 tháng cho ăn 1.200g/ngày, từ 7 tháng trở đi cho ăn từ 1.300 – 1.400g/ngày. Thời điểm cho ăn tốt nhất là sáng 7h 30 – 8 giờ, chiều từ 15 – 18h, giai đoạn này đà điểu ăn mạnh nhất.Anh Tưởng cho biết thêm, khâu làm chuồng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Chuồng phải làm ở nơi cao ráo, nền chuồng thiết kế có độ nghiêng từ 10 – 15 độ khi gặp trời mưa dễ thoát nước, chiều dài chuồng từ 60 – 70m, ngang từ 5- 7m, xung quanh được bao bọc bởi lưới B40, chiều cao lưới thiết kế 1,5m. Khi đà điểu ở giai đoạn nhỏ nên đưa lưới sát mặt đất, đến giai đoạn trên 4 tháng tuổi trở đi nâng lưới lên cho phù hợp. Với cách làm này đã giúp trang trại đà điểu vừa tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.
Nhiều người nuôi chim đà điểu hiện nay chỉ chăn nuôi theo phương pháp tự tìm tòi qua sách báo, hoặc kinh nghiệm tự đúc kết qua nhiều năm. Đối với những người mới nuôi lần đầu tiên thì hầu hết chưa biết nhiều về kỹ thuật, nên dễ bị thất bại, hoặc tốn kém khá nhiều chi phí đầu tư.
Để tìm hiểu vấn đề này, PV đã “đột nhập” một trang trại nuôi loài chim đà điểu tại Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đây là một trang trại quy mô nhất của tỉnh đang nuôi thành công loài chim này. Anh Ngô Văn Tưởng – Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa cho biết, chim đà điểu là loài dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng để chim phát triển tốt, người nuôi cần chú ý một trong những khâu quan trọng nhất đó là cho ăn và kỹ thuật làm chuồng.
Đà điểu lớn cần nâng lưới cho phù hợp.
Theo anh Tưởng, nên kết hợp 2 loại thức ăn đó là thức ăn tinh (hỗn hợp) và các loại rau (thức ăn tươi) là tốt nhất. Đà điểu dưới 4 tháng tuổi thức ăn tươi được cắt nhỏ khoảng 1cm, 4 tháng trở lên cắt từ 2- 3cm. Đối với đà điểu dưới 70kg phân ra cho ăn nhiều lần khoảng 2- 3 lần/ngày, đà điểu trên 70kg cho ăn 1 lần/ngày. Riêng đối với thức ăn tinh nên phân chia trọng lượng cho ăn theo tháng tuổi; đà điểu 1 - 2 tháng tuổi cho ăn 200g/ngày, 3 tháng tuổi 600g/ngày, 4 tháng tuổi từ 900 – 1.000g/ngày, 5 tháng là 1.100g/ngày, 6 tháng cho ăn 1.200g/ngày, từ 7 tháng trở đi cho ăn từ 1.300 – 1.400g/ngày. Thời điểm cho ăn tốt nhất là sáng 7h 30 – 8 giờ, chiều từ 15 – 18h, giai đoạn này đà điểu ăn mạnh nhất.
Anh Tưởng cho biết thêm, khâu làm chuồng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Chuồng phải làm ở nơi cao ráo, nền chuồng thiết kế có độ nghiêng từ 10 – 15 độ khi gặp trời mưa dễ thoát nước, chiều dài chuồng từ 60 – 70m, ngang từ 5- 7m, xung quanh được bao bọc bởi lưới B40, chiều cao lưới thiết kế 1,5m. Khi đà điểu ở giai đoạn nhỏ nên đưa lưới sát mặt đất, đến giai đoạn trên 4 tháng tuổi trở đi nâng lưới lên cho phù hợp. Với cách làm này đã giúp trang trại đà điểu vừa tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập.