Khoảng 2.000 đại biểu, đại diện doanh nghiệp tham dự Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay ở Hà Nội. Con số này cao gấp 4 lần so với hội nghị lần đầu tiên diễn ra vào ngày 29/4/2016. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vui vẻ bắt tay chào các đại biểu tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu dự hội nghị.Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vui mừng gặp gỡ các đại biểu, doanh nhân.Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT Trương Gia Bình. Đây là lần thứ hai, "Hội nghị Diên Hồng" diễn ra, để doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ thông điệp, nguyện vọng của mình với Chính phủ.Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Nguyễn Mạnh Hùng.Hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp nhằm sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35, đặt ra những giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp phát triển.Năm nay, hội nghị tập trung thảo luận một số vấn đề chính như cơ chế chính sách, quy định pháp luật hiện cản trở đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các quy trình, thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho danh nghiệp, các giải pháp cần thiết để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp trong tranh chấp pháp lý trong nước và quốc tế và đề xuất, kiến nghị về cơ chế phản hồi thông tin, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp, nhà đầu tư.Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ngồi bên phải ông Nhân là Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.Từ trái qua: Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chăm chú theo dõi.Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết 3 nền tảng cơ bản của Nghị quyết 35 đã có trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày lập quốc. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ phục vụ… là chủ trương, yêu cầu, tinh thần của Chính phủ kiến tạo.Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo về vấn đề tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Ông thông tin hoạt động tín dụng đạt được nhiều kết quả tích cực đồng thời khẳng định trong thời gian tới ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào các dự án hiệu quả, các doanh nghiệp, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất, các sản phẩm thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường khu vực và thế giới.Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG nhấn mạnh về động lực quan trọng của nền kinh tế. Bà Nga mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm, khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu.
Khoảng 2.000 đại biểu, đại diện doanh nghiệp tham dự Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng nay ở Hà Nội. Con số này cao gấp 4 lần so với hội nghị lần đầu tiên diễn ra vào ngày 29/4/2016.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vui vẻ bắt tay chào các đại biểu tại sảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu dự hội nghị.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vui mừng gặp gỡ các đại biểu, doanh nhân.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
Chủ tịch HĐQT tập đoàn FPT Trương Gia Bình. Đây là lần thứ hai, "Hội nghị Diên Hồng" diễn ra, để doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ thông điệp, nguyện vọng của mình với Chính phủ.
Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Nguyễn Mạnh Hùng.
Hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp nhằm sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35, đặt ra những giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 35, kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp phát triển.
Năm nay, hội nghị tập trung thảo luận một số vấn đề chính như cơ chế chính sách, quy định pháp luật hiện cản trở đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các quy trình, thủ tục hành chính đang gây khó khăn cho danh nghiệp, các giải pháp cần thiết để hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, các vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp trong tranh chấp pháp lý trong nước và quốc tế và đề xuất, kiến nghị về cơ chế phản hồi thông tin, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ngồi bên phải ông Nhân là Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Từ trái qua: Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chăm chú theo dõi.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết 3 nền tảng cơ bản của Nghị quyết 35 đã có trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày lập quốc. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ phục vụ… là chủ trương, yêu cầu, tinh thần của Chính phủ kiến tạo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo về vấn đề tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Ông thông tin hoạt động tín dụng đạt được nhiều kết quả tích cực đồng thời khẳng định trong thời gian tới ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào các dự án hiệu quả, các doanh nghiệp, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất, các sản phẩm thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường khu vực và thế giới.
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG nhấn mạnh về động lực quan trọng của nền kinh tế. Bà Nga mong muốn Chính phủ tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ở mọi ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm, khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu.