Đến ngày 23 tháng Chạp, các xe tải đổ buôn cá chép từ khắp các vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương... vẫn tiếp tục đổ về, tập trung tại các chợ đầu mối ở Hà Nội phục vụ nhu cầu mua cá cúng ông Công ông Táo của người dân Thủ đô.Từ sáng sớm, rất đông tiểu thương đến chợ Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) để nhập cá chép.Theo các lái buôn, trung bình mỗi chuyến xe sẽ chở từ 3-5 tạ cá. Với mức giá bán dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg cá chép, họ có thể thu về 40-60 triệu đồng cho mỗi chuyến hàng.Hầu hết cá được lấy từ các vùng nổi tiếng với nghề nuôi cá chép cúng ông Táo như Tam Dương (Vĩnh Phúc), Thẩm Dương (Phú Thọ). Trong đó, cá chép đỏ được ưa chuộng nhất vì cá khỏe, màu sắc tươi tắn.Sau khi lấy hàng, các tiểu thương sẽ tiếp tục phân loại cá theo kích thước, màu sắc và tình trạng sức khỏe của chúng. Những con cá bị chết hoặc quá yếu sẽ bị loại bỏ.Cá chép đỏ được đổ vào các bể chứa lớn.Để đảm bảo cá không bị chết, các tiểu thương đều trang bị sục công suất lớn cho bể chứa cá.Khi được bán lẻ tại các chợ ở Hà Nội, cá chép đỏ hoặc vàng sẽ có giá từ 30.000 -120.000 đồng/bộ (tùy bộ 3 hay 5 hay 7 con).Kích thước cá to hay nhỏ cũng sẽ được định giá khác nhau."So với mọi năm, năm nay cá chép đẹp, đều con hơn rất nhiều", chị Thùy (một tiểu thương ở Hải Dương) nhận định.Bên cạnh dòng cá chép đỏ quen thuộc, cá chép vàng cũng được lựa chọn để bán trong dịp lễ Tết ông Công, ông Táo. Loại cá này có kích thước lớn hơn rất nhiều.Nhiều người dân đến chợ từ rất sớm để chọn mua những con cá khỏe, đẹp nhất.Vẻ tươi tắn của một tiểu thương tại chợ cá Yên Sở, chị cho hay, năm nay vựa cá chép của mình bán rất chạy hàng.
Đến ngày 23 tháng Chạp, các xe tải đổ buôn cá chép từ khắp các vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương... vẫn tiếp tục đổ về, tập trung tại các chợ đầu mối ở Hà Nội phục vụ nhu cầu mua cá cúng ông Công ông Táo của người dân Thủ đô.
Từ sáng sớm, rất đông tiểu thương đến chợ Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) để nhập cá chép.
Theo các lái buôn, trung bình mỗi chuyến xe sẽ chở từ 3-5 tạ cá. Với mức giá bán dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg cá chép, họ có thể thu về 40-60 triệu đồng cho mỗi chuyến hàng.
Hầu hết cá được lấy từ các vùng nổi tiếng với nghề nuôi cá chép cúng ông Táo như Tam Dương (Vĩnh Phúc), Thẩm Dương (Phú Thọ). Trong đó, cá chép đỏ được ưa chuộng nhất vì cá khỏe, màu sắc tươi tắn.
Sau khi lấy hàng, các tiểu thương sẽ tiếp tục phân loại cá theo kích thước, màu sắc và tình trạng sức khỏe của chúng. Những con cá bị chết hoặc quá yếu sẽ bị loại bỏ.
Cá chép đỏ được đổ vào các bể chứa lớn.
Để đảm bảo cá không bị chết, các tiểu thương đều trang bị sục công suất lớn cho bể chứa cá.
Khi được bán lẻ tại các chợ ở Hà Nội, cá chép đỏ hoặc vàng sẽ có giá từ 30.000 -120.000 đồng/bộ (tùy bộ 3 hay 5 hay 7 con).
Kích thước cá to hay nhỏ cũng sẽ được định giá khác nhau.
"So với mọi năm, năm nay cá chép đẹp, đều con hơn rất nhiều", chị Thùy (một tiểu thương ở Hải Dương) nhận định.
Bên cạnh dòng cá chép đỏ quen thuộc, cá chép vàng cũng được lựa chọn để bán trong dịp lễ Tết ông Công, ông Táo. Loại cá này có kích thước lớn hơn rất nhiều.
Nhiều người dân đến chợ từ rất sớm để chọn mua những con cá khỏe, đẹp nhất.
Vẻ tươi tắn của một tiểu thương tại chợ cá Yên Sở, chị cho hay, năm nay vựa cá chép của mình bán rất chạy hàng.